Petya là tên định danh của NATO dành cho lớp tàu hộ vệ săn ngầm Dự án 159 Storozhevoi Korabl Đây là những chiếc tàu đầu tiên chạy bằng động cơ turbine khí của Hải quân Liên xô. Vai trò của chúng là chống tàu ngầm tại các vùng nước nông.
Tổng cộng 54 tàu đã được chế tạo tại hai xưởng đóng tàu: Kaliningrad Yantar chế tạo 22 và Khabarovsk chế tạo 32 chiếc. Hải quân Việt Nam được Liên Xô viện trợ tổng cộng 5 tàu Petya, gồm 3 chiếc Petya 2 và 2 chiếc Petya III vào thời điểm đầu những năm 1980.
Thông số kỹ thuật cơ bản: Lượng giãn nước tiêu chuẩn 950 tấn, đầy tải 1.150 tấn; chiều dài 81,8 m; chiều rộng 9,2 m; mớn nước 2,9 m; thủy thủ đoàn 90 người.
Tàu hộ vệ săn ngầm Petya HQ-15 của Hải quân Việt Nam giai đoạn 1980 khi còn đầy đủ sức mạnh |
Tàu được trang bị hỗn hợp 2 động cơ turbine khí và 1 động cơ diesel có tổng công suất 36.000 mã lực, cho tốc độ tối đa 30 hải lý/h; tầm hoạt động 4.870 hải lý khi chạy với tốc độ 10 hải ly/h hoặc 450 hải lý khi chạy ở tốc độ lớn nhất.
Hệ thống điện tử của các tàu hộ vệ săn ngầm Petya bao gồm radar cảnh giới đường không Don-2, radar Slim Net, Hawk Screech, sonar gắn liền Herkules và cả sonar loại nhúng.
Vũ khí của các tàu Petya gồm 2 pháo nòng đôi AK-726 cỡ 76 mm; 2 bệ phóng rocket chống ngầm RBU-600; 10 ống phóng ngư lôi chống ngầm SET-40UE (trên Petya II) hoặc 5 ống phóng ngư lôi chống tàu ngầm - tàu mặt nước SET-53M (Petya III).
Tuy nhiên sau thời gian dài sử dụng, một số tàu hộ vệ săn ngầm lớp Petya của Hải quân Việt Nam đã không còn giàn vũ khí nguyên bản, thậm chí một số chiếc còn bị hoán cải thành tàu pháo tuần tra.
Tàu hộ vệ săn ngầm Petya HQ-15 sau khi đã tiến hành chỉnh sửa cấu hình vũ khí, chỉ còn cụm ngư lôi phía sau đuôi, 2 cụm rocket RBU-6000 đã được thay bằng 2 tháp pháo nòng đôi 25 mm, cụm ngư lôi ở giữa thay bằng 2 tháp pháo phòng không cỡ 37 mm. |
Ví dụ thấy rõ nhất đó là hiện nay tàu 15 (HQ-15) chỉ còn cụm ngư lôi phía sau đuôi, 2 cụm rocket RBU-6000 đã được thay bằng 2 tháp pháo nòng đôi 25 mm, cụm ngư lôi ở giữa thay bằng 2 tháp pháo phòng không cỡ 37 mm.
Trong thời gian qua đã có một số tin tức về việc Việt Nam hợp tác với Ấn Độ để nâng cấp các tàu hộ vệ săn ngầm lớp Petya này thông qua việc trang bị hệ thống định vị thủy âm mới.
Tuy nhiên với sự góp mặt của những tàu chiến lớp Pohang do Hàn Quốc chuyển giao có tuổi đời trẻ hơn nhiều, có lẽ ngày mà Petya được nhận sổ hưu cũng không còn quá xa nữa.