Ảnh hiếm tiết lộ cảnh tượng ngay sau thảm họa Chernobyl xảy ra

Ảnh hiếm tiết lộ cảnh tượng ngay sau thảm họa Chernobyl xảy ra

Thảm họa Chernobyl vẫn là nỗi ám ảnh của nhân loại và phải tới 20.000 năm nữa, khu vực quanh đây mới trở thành vùng đất an toàn cho con người sinh sống.

Xem toàn bộ ảnh
Ngày 26/4/1986, một loạt vụ nổ đã phá hủy lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân  Chernobyl. Hàng trăm nhân viên cứu hộ và lính cứu hỏa đã được huy động để xử lý đám cháy dai dẳng trong suốt 10 ngày và thải ra môi trường một lượng lớn phóng xạ này. Trong ảnh là các công nhân đang dọn dẹp phần mái của lò phản ứng số 3. Lúc đầu, việc dọn dẹp các mảnh vỡ phóng xạ của phần mái sử dụng các robot của Đức, Nhật Bản và Nga nhưng các máy móc này không thể xử lý được mức độ phóng xạ quá cao nên các nhà chức trách đã quyết định sử dụng con người.
Ngày 26/4/1986, một loạt vụ nổ đã phá hủy lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Hàng trăm nhân viên cứu hộ và lính cứu hỏa đã được huy động để xử lý đám cháy dai dẳng trong suốt 10 ngày và thải ra môi trường một lượng lớn phóng xạ này. Trong ảnh là các công nhân đang dọn dẹp phần mái của lò phản ứng số 3. Lúc đầu, việc dọn dẹp các mảnh vỡ phóng xạ của phần mái sử dụng các robot của Đức, Nhật Bản và Nga nhưng các máy móc này không thể xử lý được mức độ phóng xạ quá cao nên các nhà chức trách đã quyết định sử dụng con người.
Quang cảnh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đổ nát nhìn từ trên cao được chụp sau khi thảm họa xảy ra một vài tuần vào tháng 5/1986.
Quang cảnh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đổ nát nhìn từ trên cao được chụp sau khi thảm họa xảy ra một vài tuần vào tháng 5/1986.
Phần lớn những người dọn dẹp phóng xạ ở Chernobyl là lính dự bị tuổi từ 35 - 40 hoặc những người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự thuộc các đơn vị bảo vệ hóa học. Quân đội không có trang phục phù hợp cho môi trường phóng xạ nên những người đăng ký dọn dẹp chất phóng xạ trên mái lò phản ứng và các khu vực có mức độ phóng xạ cao phải tự trang bị những bộ quần áo dày từ 2 - 4 mm.
Phần lớn những người dọn dẹp phóng xạ ở Chernobyl là lính dự bị tuổi từ 35 - 40 hoặc những người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự thuộc các đơn vị bảo vệ hóa học. Quân đội không có trang phục phù hợp cho môi trường phóng xạ nên những người đăng ký dọn dẹp chất phóng xạ trên mái lò phản ứng và các khu vực có mức độ phóng xạ cao phải tự trang bị những bộ quần áo dày từ 2 - 4 mm.
Trực thăng quân sự rải các chất hóa học nhằm giảm sự lan rộng của các phân tử phóng xạ quanh nhà máy điện Chernobyl một vài ngày sau thảm họa.
Trực thăng quân sự rải các chất hóa học nhằm giảm sự lan rộng của các phân tử phóng xạ quanh nhà máy điện Chernobyl một vài ngày sau thảm họa.
Các nhân viên đang dọn dẹp các mảnh vỡ phóng xạ từ phần mái của lò phản ứng số 4.
Các nhân viên đang dọn dẹp các mảnh vỡ phóng xạ từ phần mái của lò phản ứng số 4.
Những người chuẩn bị tham gia dọn dẹp các mảnh vỡ phóng xạ trên phần mái của lò phản ứng số 4.
Những người chuẩn bị tham gia dọn dẹp các mảnh vỡ phóng xạ trên phần mái của lò phản ứng số 4.
Một nhân viên đội mũ phòng độc phủ kín mặt tham gia dọn dẹp ở lò phản ứng số 3.
Một nhân viên đội mũ phòng độc phủ kín mặt tham gia dọn dẹp ở lò phản ứng số 3.
Những gì còn lại của lò phản ứng số 4 được chụp từ phần mái của lò phản ứng số 3.
Những gì còn lại của lò phản ứng số 4 được chụp từ phần mái của lò phản ứng số 3.
Bác sĩ kiểm tra mức độ nhiễm phóng xạ cho một em bé ở làng Kopylovo, gần Kiev ngày 9/5/1986.
Bác sĩ kiểm tra mức độ nhiễm phóng xạ cho một em bé ở làng Kopylovo, gần Kiev ngày 9/5/1986.
Xe ủi đào một con hào lớn ngay trước một ngôi nhà trước khi chôn cả ngôi nhà này dưới đất. Phương pháp này được sử dụng đối với tất cả những ngôi làng bị nhiễm phóng xạ sau thảm họa Chernobyl.
Xe ủi đào một con hào lớn ngay trước một ngôi nhà trước khi chôn cả ngôi nhà này dưới đất. Phương pháp này được sử dụng đối với tất cả những ngôi làng bị nhiễm phóng xạ sau thảm họa Chernobyl.
Một công nhân của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đang cầm chiếc máy đo mức độ phóng xạ sau thảm họa kinh hoàng ở đây.
Một công nhân của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đang cầm chiếc máy đo mức độ phóng xạ sau thảm họa kinh hoàng ở đây.
Bệnh viện số 6 của Moscow được dành riêng để điều trị cho các bệnh nhân bị nhiễm phóng xạ. Thảm họa Chernobyl đã khiến chính phủ Liên Xô phải sơ tán 115.000 người năm 1986 và 220.000 người những năm sau đó./.
Bệnh viện số 6 của Moscow được dành riêng để điều trị cho các bệnh nhân bị nhiễm phóng xạ. Thảm họa Chernobyl đã khiến chính phủ Liên Xô phải sơ tán 115.000 người năm 1986 và 220.000 người những năm sau đó./.

GALLERY MỚI NHẤT