Ảnh hoàng thân quốc thích cuối cùng của phong kiến TQ (1)

Ảnh hoàng thân quốc thích cuối cùng của phong kiến TQ (1)

(Kiến Thức) - Đây là những bức ảnh hoàng thân quốc thích cuối cùng của triều phong kiến Trung Quốc. Vậy số phận những người trong những bức ảnh này ra sao?

Xem toàn bộ ảnh
Đây là những bức ảnh hoàng thân quốc thích cuối cùng của triều phong kiến Trung Quốc. Người đàn ông ngồi chính giữa chính là cha đẻ của vua Phổ Nghi tên là Thuần Thần Vương Tải Phong. Những người còn lại đều là anh chị em của Phổ Nghi. Đây có thể nói là gia đình hoàng tộc cuối cùng của triều Mãn Thanh. Vậy số phận, vận mệnh của những người trong những bức ảnh này ra sao?
Đây là những bức ảnh hoàng thân quốc thích cuối cùng của triều phong kiến Trung Quốc. Người đàn ông ngồi chính giữa chính là cha đẻ của vua Phổ Nghi tên là Thuần Thần Vương Tải Phong. Những người còn lại đều là anh chị em của Phổ Nghi. Đây có thể nói là gia đình hoàng tộc cuối cùng của triều Mãn Thanh. Vậy số phận, vận mệnh của những người trong những bức ảnh này ra sao?
Ảnh chụp Phổ Nghi khi mới lên hai tuổi. Phổ Nghi sinh năm 1906, cha là Tải Phong, là anh em cùng cha khác mẹ với hoàng đế Quang Tự, mẹ tên là Qua Nhĩ Giai Thị.
Ảnh chụp Phổ Nghi khi mới lên hai tuổi. Phổ Nghi sinh năm 1906, cha là Tải Phong, là anh em cùng cha khác mẹ với hoàng đế Quang Tự, mẹ tên là Qua Nhĩ Giai Thị.
Phổ Nghi đứng cạnh cha, người đang được bế chính là Phổ Kiệt, em trai nhỏ hơn Phổ Nghi 1 tuổi. Hai anh em họ luôn có mối quan hệ rất tốt.
Phổ Nghi đứng cạnh cha, người đang được bế chính là Phổ Kiệt, em trai nhỏ hơn Phổ Nghi 1 tuổi. Hai anh em họ luôn có mối quan hệ rất tốt.
Tải Phong là con trai của Thuần Thân Vương Dịch Huyên, anh trai Tải Phong chính là hoàng đế Quang Tự Tải Điềm. Năm 17 tuổi, ông được tập phong là Thuần Thân Vương. Năm 18 tuổi ông ta sang Đức gặp Đức hoàng để xin lỗi về việc Klemens Freiherr von Ketteler bị giết hại, tiện đường qua Hồng Kông được tổng đốc George Blake tiếp đón.
Tải Phong là con trai của Thuần Thân Vương Dịch Huyên, anh trai Tải Phong chính là hoàng đế Quang Tự Tải Điềm. Năm 17 tuổi, ông được tập phong là Thuần Thân Vương. Năm 18 tuổi ông ta sang Đức gặp Đức hoàng để xin lỗi về việc Klemens Freiherr von Ketteler bị giết hại, tiện đường qua Hồng Kông được tổng đốc George Blake tiếp đón.
Người ngồi trong ảnh là đích phúc tấn (vợ cả) của Tải Phong, mẹ đẻ của Phổ Nghi tên là Qua Nhĩ Giai Thị. Bà cũng là dòng dõi con nhà quý tộc. Cha là Vinh Lộc sủng thần của Từ Hy Thái hậu. Bản thân bà cũng chính là con gái nuôi của Từ Hy Thái Hậu. Khi thấy Tải Phong được người Đức rất coi trọng đã khiến Từ Hy cảm thấy bất an. Vì thế bà ta đã "chỉ hôn" cho Tải Phong lấy con gái nuôi của mình.
Người ngồi trong ảnh là đích phúc tấn (vợ cả) của Tải Phong, mẹ đẻ của Phổ Nghi tên là Qua Nhĩ Giai Thị. Bà cũng là dòng dõi con nhà quý tộc. Cha là Vinh Lộc sủng thần của Từ Hy Thái hậu. Bản thân bà cũng chính là con gái nuôi của Từ Hy Thái Hậu. Khi thấy Tải Phong được người Đức rất coi trọng đã khiến Từ Hy cảm thấy bất an. Vì thế bà ta đã "chỉ hôn" cho Tải Phong lấy con gái nuôi của mình.
Vậy mà “ân sủng” của Từ Hy Thái hậu cũng không thể thay đổi được vận mệnh cho con gái nuôi. Năm 1921, Qua Nhĩ Giai Thị vì mâu thuẫn tranh giành thuốc phiện với Đoan Khánh Hoàng quý phi nên đã tự sát. Năm đó Phổ Nghi chưa tròn 16 tuổi, khi nghe tin mẹ qua đời Phổ Nghi đã tức tốc quay về Thuần Vương phủ quỳ lạy mẹ. Đây cũng chính là lần đầu tiên Phổ Nghi trở về Thuần Vương phủ sau 13 năm tiến cung.
Vậy mà “ân sủng” của Từ Hy Thái hậu cũng không thể thay đổi được vận mệnh cho con gái nuôi. Năm 1921, Qua Nhĩ Giai Thị vì mâu thuẫn tranh giành thuốc phiện với Đoan Khánh Hoàng quý phi nên đã tự sát. Năm đó Phổ Nghi chưa tròn 16 tuổi, khi nghe tin mẹ qua đời Phổ Nghi đã tức tốc quay về Thuần Vương phủ quỳ lạy mẹ. Đây cũng chính là lần đầu tiên Phổ Nghi trở về Thuần Vương phủ sau 13 năm tiến cung.
Người ngồi thứ 5 bên tay phải chính là mẹ đẻ của Tải Phong tên Lưu Giai Thị. Bà là trắc phúc tấn (vợ lẽ) của Thuần Thân vương Dịch Huyên. Người đầu tiên phía sau tay phải chính là Tải Phong. Người phụ nữ thứ 3 từ trái sang là một trắc phúc tấn khác của Dịch Huyên có tên là Lý Giai Thị.
Người ngồi thứ 5 bên tay phải chính là mẹ đẻ của Tải Phong tên Lưu Giai Thị. Bà là trắc phúc tấn (vợ lẽ) của Thuần Thân vương Dịch Huyên. Người đầu tiên phía sau tay phải chính là Tải Phong. Người phụ nữ thứ 3 từ trái sang là một trắc phúc tấn khác của Dịch Huyên có tên là Lý Giai Thị.
Dịch Huyên là con trai thứ 7 của vua Quang Tự, là anh em cùng cha khác mẹ với hoàng đế Hàm Phong. Năm 32 tuổi được phong là Thuần Thân Vương. Sau khi vua Hàm Phong chết, Dịch Huyên cùng phối hợp với Từ Hy Thái hậu phát động chính biến Tân Dậu và từ đó về sau luôn được Từ Hy trọng dụng. Dịch Huyên chính là người thực hiện việc nắm quyền quân cơ xứ trong những năm đầu dưới thời vua Quang Tự. Ông cũng từng nhậm chức đại thần tổng lý hải quân vệ môn. Trong ảnh ngồi giữa là Dịch Huyên chụp vào năm 24 tuổi tại doanh trại Nam Uyển. Bên phải là Lý Hồng Chương, cả hai cùng chụp chung với Thiện Khánh.
Dịch Huyên là con trai thứ 7 của vua Quang Tự, là anh em cùng cha khác mẹ với hoàng đế Hàm Phong. Năm 32 tuổi được phong là Thuần Thân Vương. Sau khi vua Hàm Phong chết, Dịch Huyên cùng phối hợp với Từ Hy Thái hậu phát động chính biến Tân Dậu và từ đó về sau luôn được Từ Hy trọng dụng. Dịch Huyên chính là người thực hiện việc nắm quyền quân cơ xứ trong những năm đầu dưới thời vua Quang Tự. Ông cũng từng nhậm chức đại thần tổng lý hải quân vệ môn. Trong ảnh ngồi giữa là Dịch Huyên chụp vào năm 24 tuổi tại doanh trại Nam Uyển. Bên phải là Lý Hồng Chương, cả hai cùng chụp chung với Thiện Khánh.
Đích phúc tấn của Dịch Huyên là Diệp Hách Na Lạp Uyển Trinh. Uyển Trinh chính là chị em ruột với Từ Hy Thái hậu, mẹ đẻ của hoàng đế Quang Tự. Ảnh chụp chung của hai vợ chồng Dịch Huyên.
Đích phúc tấn của Dịch Huyên là Diệp Hách Na Lạp Uyển Trinh. Uyển Trinh chính là chị em ruột với Từ Hy Thái hậu, mẹ đẻ của hoàng đế Quang Tự. Ảnh chụp chung của hai vợ chồng Dịch Huyên.
Trong ảnh là Từ Hy Thái hậu, là Ý quý phi của hoàng đế Hàm Phong. Sau khi vua Hàm Phong chết bà ta đã cùng với Cung thân vương và một số người liên kết phát động chính biến và cùng với thái hậu Từ An buông rèm nghe chuyện triều chính.
Trong ảnh là Từ Hy Thái hậu, là Ý quý phi của hoàng đế Hàm Phong. Sau khi vua Hàm Phong chết bà ta đã cùng với Cung thân vương và một số người liên kết phát động chính biến và cùng với thái hậu Từ An buông rèm nghe chuyện triều chính.
Từ Hy một đời theo đuổi đam mê quyền lực. Trước đây bà ta từng cấm các trân phi chụp ảnh. Nhưng không lâu sau đó bà ta cũng cảm thấy yêu thích chụp ảnh. Bức ảnh này được chụp vào tháng 6/1903 trước Lạc Thọ đường trong Di Hòa Viên. Bên trái là thái giám Thôi Ngọc Quý, phía trước bên phải là Lý Liên Anh. Phía sau bên trái Từ Hy là hoàng hậu của hoàng đế Quang Tự, người thứ 2 từ trái sang là Cẩn phi của hoàng đế Quang Tự, người đầu tiên bên tay phải là tứ cách cách.
Từ Hy một đời theo đuổi đam mê quyền lực. Trước đây bà ta từng cấm các trân phi chụp ảnh. Nhưng không lâu sau đó bà ta cũng cảm thấy yêu thích chụp ảnh. Bức ảnh này được chụp vào tháng 6/1903 trước Lạc Thọ đường trong Di Hòa Viên. Bên trái là thái giám Thôi Ngọc Quý, phía trước bên phải là Lý Liên Anh. Phía sau bên trái Từ Hy là hoàng hậu của hoàng đế Quang Tự, người thứ 2 từ trái sang là Cẩn phi của hoàng đế Quang Tự, người đầu tiên bên tay phải là tứ cách cách.
Đến năm 1903, Từ Hy đã cho mời Dụ Huân Linh - con của Dụ Khánh, người đã từng được sang phương tây nghiên cứu, thực tập kỹ thuật chụp ảnh vào chung làm người chuyên chụp ảnh cho mình. Hiện nay trong Cố Cung vẫn còn lưu giữ hàng trăm bức ảnh về Từ Hy Thái hậu. Trong ảnh là Từ Hy Thái hậu cùng hoàng hậu, cẩn phi của Quang Tự, Đức Linh, mẹ đẻ Đức Linh, Nguyên đại nãi nãi, tam cách cách, tứ cách cách và thái giám Lý Liên Anh đang đi thuyền trên Trung Hải.
Đến năm 1903, Từ Hy đã cho mời Dụ Huân Linh - con của Dụ Khánh, người đã từng được sang phương tây nghiên cứu, thực tập kỹ thuật chụp ảnh vào chung làm người chuyên chụp ảnh cho mình. Hiện nay trong Cố Cung vẫn còn lưu giữ hàng trăm bức ảnh về Từ Hy Thái hậu. Trong ảnh là Từ Hy Thái hậu cùng hoàng hậu, cẩn phi của Quang Tự, Đức Linh, mẹ đẻ Đức Linh, Nguyên đại nãi nãi, tam cách cách, tứ cách cách và thái giám Lý Liên Anh đang đi thuyền trên Trung Hải.
Con trai của Từ Hy là Đồng Trị vì không có con, nên sau khi Đồng Trị chết hai thái hậu đã lập Tải Điềm - con trai của em gái Từ Hy làm hoàng đế với niên hiệu Quang Tự. Cho đến tận bây giờ ngoài một bức tranh ra còn không ai thấy ảnh chụp thời trai trẻ của Quang Tự. Nghe nói Trân phi - người từng giữ ảnh Quang Tự nhưng sau khi nàng ấy bị đẩy xuống giếng thì không ai biết số ảnh đó đi đâu. Đứa bé cưỡi ngựa trong ảnh chính là Tải Điềm ngày bé.
Con trai của Từ Hy là Đồng Trị vì không có con, nên sau khi Đồng Trị chết hai thái hậu đã lập Tải Điềm - con trai của em gái Từ Hy làm hoàng đế với niên hiệu Quang Tự. Cho đến tận bây giờ ngoài một bức tranh ra còn không ai thấy ảnh chụp thời trai trẻ của Quang Tự. Nghe nói Trân phi - người từng giữ ảnh Quang Tự nhưng sau khi nàng ấy bị đẩy xuống giếng thì không ai biết số ảnh đó đi đâu. Đứa bé cưỡi ngựa trong ảnh chính là Tải Điềm ngày bé.

GALLERY MỚI NHẤT