Anh hùng Tam Quốc nào nổi tiếng bạc đãi vợ con?

Ít nhất 4 lần, khi thua trận, Lưu Bị mặc kệ vợ con, chạy mất dép để thoát thân.

Anh hùng Tam Quốc nào nổi tiếng bạc đãi vợ con?

Câu nói nổi tiếng: "Bạn bè như chân tay, vợ con như quần áo" chính là câu nói từ miệng của Lưu Bị mà ra. Có thể nói, trong mắt Lưu Bị, vợ con chẳng qua là một thứ đồ vật tùy lúc có thể mặc vào cởi ra mà thôi…

Những người thích Tam Quốc hẳn ai cũng nhận thấy rằng, Lưu Bị có một đặc điểm rất xấu đó là đánh được thì đánh, không đánh được ắt chạy thoát thân thục mạng, tính mệnh của vợ, của con đều quên sạch. Riêng nói về trình độ chạy trốn, tần suất và cả sự nhếch nhác thì ngay đến cả tổ tiên của Lưu Bị là Hán Cao Tổ Lưu Bang có sống dậy cũng phải chấp nhận là "hậu sinh khả úy".

Trong cả sử sách lẫn "Tam Quốc diễn nghĩa" có thể thống kê được ít nhất 4 lần Lưu Bị có hành động không được xứng tầm với một đại anh hùng, "vứt bỏ vợ con, chạy lấy thân mình".

Anh hung Tam Quoc nao noi tieng bac dai vo con?
Hình ảnh nhân vật Lưu Bị trên phim. Ảnh: Sohu

Lần thứ nhất, Lưu Bị vừa tiếp nhận ấn soái Từ Châu thì Viên Thuật tới tấn công, nên đành để Trương Phi ở lại phòng thủ Hạ Phì, còn mình thì đem quân đi đánh. Thừa cơ, Tào Tháo cấu kết với Lã Bố tấn công Hạ Phì, bắt vợ con Bị. Bị đành ý giảng hòa cùng Lã Bố, vợ con mới được thả về.

Mấy năm sau, Lưu Bị lại thua Lã Bố, đành chạy đến chỗ Tào Tháo, được cho làm Dự Châu mục. Ông ta bèn đánh Lã Bố để phục thù, rồi bại trận. Vợ con ông ta lại bị bắt. Sách Tam Quốc chí chép: "Tào công tự mình thân chinh, giúp tiên chủ (Lưu Bị) vây Lã Bố ở Hạ Phì, bắt sống được Bố". Chỉ tới lúc này, Lưu Bị mới có thể đem vợ con về.

Hai năm sau đó, Lưu Bị không cam tâm dưới trướng Tào Tháo, đánh chiếm Hạ Phì vốn đã thuộc về Tháo. Tào Tháo bèn đem quân đánh Bị. Lưu hoàng thúc đành "bỏ dân mà chạy". Kết quả là Tào Tháo lại "bắt được thê tử của tiên chủ, đồng thời bắt sống cả Quan Vũ". Lần thứ ba, Lưu Bị bỏ vợ con chạy lấy thân mình.

Lần cuối cùng là chiến dịch Trường Bản, Lưu Bị bỏ vợ con, cùng Gia Cát Lượng, Trương Phi… khoảng hơn 10 người ngựa bỏ chạy. Cam phu nhân và A Đẩu may mắn được Triệu Vân bảo vệ mới thoát khỏi kiếp nạn.

Điều đáng nói là hành động bỏ vợ bỏ con chạy lấy thân mình của Lưu Bị hoàn toàn trái ngược với hành động hy sinh tính mạng để cứu con của My phu nhân, dù đứa con không do bà sinh ra.

Khi đó, quân Tào trùng trùng vây khốn, trong thời khắc giữa sự sống và cái chết, Triệu Vân tìm thấy My phu nhân bị trọng thương. Đối diện với có hội sống sót duy nhất đó, người phụ nữ này nhất định không chịu lên ngựa mà nói với Triệu Vân rằng:

"Thiếp gặp được tướng quân, A Đẩu có cơ hội sống rồi. Hy vọng tướng quân có thể thương xót phụ thân của A Đẩu nửa đời long đong chỉ có mình nó là cốt nhục. Tướng quân có thể bảo vệ đứa con này, dẫn nó đến gặp phụ thân, thiếp có chết cũng không ân hận".

Mi phu nhân vì bảo vệ sự sống cho đứa con không phải do mình sinh ra sẵn sàng nhảy xuống giếng mà chết. Điều này khác hẳn với sự nhu nhược yếu đuối của Lưu Bị ở trên.

Tào Tháo hoảng sợ, tái phát bệnh vì nhìn thấy thủ cấp của ai?

Theo "Tam quốc diễn nghĩa", Tào Tháo được mô tả là một gian hùng, độc ác, có nhiều mưu cao, kế hiểm. Thế nhưng, ông kinh sợ khi nhìn thấy thủ cấp của Quan Vũ và phát tác bệnh đau đầu.

Tào Tháo hoảng sợ, tái phát bệnh vì nhìn thấy thủ cấp của ai?
Tao Thao hoang so, tai phat benh vi nhin thay thu cap cua ai?
 Tào Tháo là một nhân vật có ảnh hưởng lớn thời kỳ cuối của nhà Đông Hán và thời Tam quốc. Ông cùng với Lưu Bị và Tôn Quyền hình thành thế chân vạc nổi tiếng lịch sử. 

Ly kỳ chuyện Tào Tháo muốn xử tử thần đồng

Các học giả Trung Quốc nhận định, Tào Tháo khi đó đã ngầm lựa chọn Tào Xung là người kế tục, nối tiếp sự nghiệp của mình và phụ giúp cho con trai không ai khác, chính là Chu Bất Nghi.

Ly kỳ chuyện Tào Tháo muốn xử tử thần đồng

Là cháu của Lưu Tiên, Chu Bất Nghi thừa hưởng những tố chất hơn người. Chu được Lưu Tiên gửi gắm đến thụ giáo Lưu Ba, người sau này trở thành Thượng thư của nhà Thục Hán.

Chỉ sau một thời gian ngắn, bản thân Lưu Ba cũng phải thừa nhận rằng, ông không có đủ tài năng để truyền thụ cho Chu Bất Nghi.

10 điển tích nổi tiếng trong Tam Quốc Diễn Nghĩa

Tam Quốc Diễn Nghĩa được viết theo phương thức bảy thực ba hư, với việc thêm nhiều tình tiết hư cấu để tô vẽ tính cách và hình tượng nhân vật cho sâu sắc, đậm nét hơn.

10 điển tích nổi tiếng trong Tam Quốc Diễn Nghĩa
Kết nghĩa đào viên
10 dien tich noi tieng trong Tam Quoc Dien Nghia

Tin mới