Ảnh hưởng bởi dịch Covid19: Chứng khoán giảm, vàng tăng nên tài sản trú ẩn là tiền mặt?

Thị trường thế giới tiếp tục trải qua tuần u ám khi giá dầu thế giới liên tục giảm sâu, mất khoảng 60% giá trị. Cùng với đó, chứng khoán Việt tiếp tục chứng kiến tuần hoảng loạn và “đen tối” khi bốc hơi giá trị vốn hoá hàng ngàn tỷ đồng.

Với diễn biến giá đồng bạc xanh (USD) đột nhiên tăng mạnh, tâm lý người dân bắt đầu lo lắng và tự hỏi trong bối cảnh này: “kênh” trú ẩn nào sẽ bảo toàn đồng vốn?

Dầu, vàng, chứng khoán giảm, USD vọt tăng

Tuần qua, dịch Covid -19 tiếp tục lan rộng tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam. Trong đó, giá dầu thô đang trải qua giai đoạn lao dốc kỷ lục, xuống mức thấp nhất trong gần 30 năm qua. Trong vòng 3 tháng đầu năm 2020, giá dầu thô thế giới lao dốc, giảm tới gần 70%.

Giá dầu thô giảm sâu đã tác động dây chuyền cùng tâm lý hoảng loạn vì sự lây lan của dịch Covid- 19 trên thế giới khiến thị trường chứng khoán thế giới và trong nước ngập tràn sắc đỏ. Phiên giao dịch đầu tuần ngày 16/3, VN-Index ở mức 747 điểm đến cuối tuần đã rơi về ngưỡng 709 điểm (ngày 20/3).

Trong khi dầu, chứng khoán đồng loạt giảm, USD tăng mạnh. Sáng 20/3, tỷ giá quy đổi VNĐ/USD tại nhiều ngân hàng thương mại đã bỏ xa mốc 23.500 đồng, giá bán trên thị trường “chợ đen” cũng tăng hơn 200 đồng, lên mốc 23.700 đồng. Trong phiên giao dịch đêm qua (giờ Việt Nam), tỷ giá ngoại tệ biến động mạnh khi chỉ số USD Index đo lường sức mạnh đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng gần 2% trong một phiên.

Tính riêng tuần này, thước đo đồng bạc xanh đã tăng tương đương 5,86%/tuần, cao nhất kể từ tháng 1/2017. Các ngân hàng thương mại trong nước cũng đồng loạt niêm yết USD ở mức 23.280 - 23.478 đồng/USD.

Anh huong boi dich Covid19: Chung khoan giam, vang tang nen tai san tru an la tien mat?
 
Trú ẩn “kênh” nào?

TS Võ Trí Thành, nguyên Viện phó Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế trung ương chỉ ra đến thời điểm này, chúng ta chưa thể lường hết tác động của Covid -19 và cuộc chiến giá dầu đến nền kinh tế”. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, rủi ro cao, nhà đầu tư thường có một số cách đảm bảo giá trị đầu tư như đa dạng hoá các tài sản có thể nắm giữ”, TS Thành lưu ý. Theo ông, trước đây, nhà đầu tư thường tìm đến vàng là tài sản trú ẩn an toàn. Tuy nhiên, với tình hình khủng hoảng hiện nay, giá vàng biến động quá lớn do đầu cơ và không còn thu hút được nhà đầu tư.

“Trong khủng hoảng, nhà đầu tư hay tìm đến làm “hầm trú ẩn” với loại tài sản như bất động sản, và hi vọng khủng hoảng nhất thời, nhanh chóng qua đi. Hoặc nhà đầu tư đi tìm tài sản tài chính ở các quốc gia có độ tin cậy cao như Trái phiếu Nhật Bản, đồng USD. Nhưng bối cảnh hiện nay, các quốc gia này chưa chắc đã có độ an toàn cao. Còn tại khủng hoảng lần này, ưu tiên số 1 của nhà đầu tư là tiền mặt. Thậm chí, nhiều nhà đầu tư bán mọi tài sản để nắm giữ tiền mặt”, ông Thành cho biết.

Ngân hàng Nhà nước tuần qua đã ban hành chính sách lãi suất mới có hiệu lực kể từ ngày 17/3/2020, với điểm chính là giảm chi phí huy động của các ngân hàng và tăng lãi các khoản tiền gửi của ngân hàng tại NHNN. Điều này tạo điều kiện cho việc giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế. Theo nhóm phân tích SSI, dự báo tới đây lãi suất huy động sẽ giảm để kéo lãi suất cho vay giảm nhưng cũng chỉ ở những kỳ hạn ngắn. Còn lãi suất tiền gửi VND trên 6 tháng vẫn giữ nguyên ở mức khá cao (tại nhiều NHTM cổ phần là trên 7%).

“Trong cuộc khủng hoảng lần này, ưu tiên số 1 của nhà đầu tư là tiền mặt. Thậm chí, nhiều nhà đầu tư bán mọi tài sản để nắm giữ tiền mặt”, theo TS Võ Trí Thành, nguyên Viện phó Nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương. 

Ngành nào hưởng lợi từ đợt cắt giảm lãi suất điều hành vừa qua?

(Vietnamdaily) - Bên cạnh biện pháp cắt giảm lãi suất, NHNN còn có thể làm tăng cung tiền thông qua việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và nới trần tỷ lệ dư nợ so với tổng tiền gửi (LDR) đối với ngân hàng thương mại.

 Chiều tối ngày 16/03, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã công bố hạ một loạt các lãi suất điều hành; cụ thể, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 6% xuống 5%, lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên giảm từ 6% xuống 5.5%, trần lãi suất tiền gửi kì hạn 1-6 tháng giảm từ 5% xuống 4.75%, lãi suất OMO giảm từ 4% xuống 3.5%...

Sau thông báo trên, hàng loạt các ngân hàng thương mại đã giảm lãi suất tiền gửi kì hạn dưới 6 tháng. So với gói hỗ trợ tín dụng 285,000 tỷ đồng hướng đến hỗ trợ các lĩnh vực bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh, động thái giảm lãi suất điều hành sẽ tác động làm giảm mặt bằng lãi suất chung, là gói kích cầu hỗ trợ toàn thể nền kinh tế, bao gồm cả các doanh nghiệp ngoài ưu tiên.

Cổ phiếu SAB cắm đầu giảm, thấp hơn giá lúc chào sàn giữa 2 gọng kìm

(Vietnamdaily) - Kể từ đầu năm cho tới nay, thị giá SAB đã giảm hơn phân nửa giá trị về mức thấp hơn so với phiên chào sàn HoSE từ năm 2016.
 

Cổ phiếu SAB của Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HoSE: SAB) kết thúc phiên giao dịch 20/3 ở mức giá 126.000 đồng/cp. Mức giá này đã thấp hơn mức giá hồi mới chào sàn chứng khoán là 132.000 đồng/cp của "ông vua" bia-rượu-nước giải khát.

Chỉ trong chưa đầy 3 tháng dịch Covid-19 bùng phát và chịu ảnh hưởng của Nghị định 100, thị giá cổ phiếu SAB đã lao dốc từ khoảng 260.000 đồng/cp xuống còn 126.000 đồng/cp, tức mất gần nửa giá trị.