Anh trừng phạt thêm loạt quan chức quân đội Myanmar

Trong diễn biến mới nhất liên quan đến Myanmar, Anh công bố các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với các thành viên của quân đội Myanmar.

Hôm 25/2, Bộ Ngoại giao Anh tuyên bố trừng phạt thêm 6 quan chức quân đội Myanmar, đồng thời cho biết Bộ Thương mại Anh sẽ có các biện pháp để đảm bảo các doanh nghiệp Anh không giao dịch với các công ty thuộc sở hữu quân sự của Myanmar.
"Các biện pháp hôm nay của Anh gửi một thông điệp rõ ràng tới chế độ quân sự ở Myanmar. Những người chịu trách nhiệm về vi phạm nhân quyền sẽ phải chịu trách nhiệm và chính quyền quân sự phải giao lại quyền kiểm soát cho chính phủ do người dân Myanmar bầu ra", Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cho biết.
Anh trung phat them loat quan chuc quan doi Myanmar
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab. (Ảnh: Reuters)
Trước đó, sau khi Mỹ công bố các lệnh trừng phạt nhiều tướng lĩnh quân đội Myanmar tuần trước, ngày 18/2, Anh thông báo áp đặt trừng phạt với ba tướng lĩnh Myanmar với cáo buộc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng sau cuộc đảo chính quân sự ở quốc gia này.
Theo đó, Anh sẽ lập tức phong tỏa tài sản và cấm đi lại với 3 quan chức quân đội Myanmar, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Mya Tun Oo, Bộ trưởng Nội vụ Soe Htut và Thứ trưởng Nội vụ Than Hlaing. London cũng đang xúc tiến việc ngăn chặn viện trợ gián tiếp của nước này hỗ trợ chính phủ Myanmar do quân đội lãnh đạo.
Nhiều quốc gia khác, trong đó có Mỹ, Canada, Na Uy… cũng đã ban hành các lệnh trừng phạt đối với các quan chức trong quân đội Myanmar.
Hôm 25/2, hai nhóm người biểu tình ủng hộ và phản đối quân đội Myanmar đã đụng độ trên đường phố Yangon. Myanmar trở nên hỗn loạn sau khi quân đội bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và các lãnh đạo dân cử hôm 1/2. Quân đội tiếp quản chính quyền với lý do có gian lận trong cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái, với việc đảng của Suu Kyi giành chiến thắng áp đảo.

Myanmar bắt đầu tổng tuyển cử

Ngày 8/11, Myanmar đã bắt đầu cuộc tổng tuyển cử lần thứ 3 trong vòng 60 năm qua, với hơn 37 triệu cử tri đủ quyền tới các địa điểm bỏ phiếu trên cả nước.

Theo thông báo, tổng cộng 42.047 điểm bỏ phiếu đã mở cửa từ 6 giờ sáng (giờ địa phương).
Trong cuộc tổng tuyển cử ở Myanmar lần này, tổng cộng có 5.831 ứng cử viên thuộc hơn 90 đảng phái và các ứng cử viên độc lập đăng ký tham gia tranh cử. Tuy nhiên, đây sẽ là cuộc đua chính giữa đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ (NLD) cầm quyền của bà Aung San Suu Kyi và đảng Liên đoàn Đoàn kết và phát triển (USDP) đối lập.

Quân đội Myanmar sa thải 24 bộ trưởng và thứ trưởng

Sau khi giành quyền kiểm soát, quân đội Myanmar vào tối ngày 1/2 thông báo cách chức 24 bộ trưởng và thứ trưởng trong chính quyền của bà Aung San Suu Kyi.

Lực lượng này chỉ định 11 người thay thế trong chính quyền mới sau khi tiến hành vụ binh biến, theo Reuters.

Tin mới