Ảnh tuyệt vời về điểm sáng rực rỡ trên hành tinh lùn Ceres

(Kiến Thức) - Tàu vũ trụ Dawn của NASA ghi được hình ảnh đẹp nhất từ trước đến nay, tại một điểm sáng kỳ lạ lốm đốm trên hành tinh lùn Ceres, làm sáng tỏ nhiều bí ẩn của hành tinh này.

Cụ thể, vào ngày 3/7/2018, tàu vũ trụ Dawn đã có dịp khám sát qua khu vực Occator Crater dài 57 dặm (92 km) trên bề mặt hành tinh lùn Ceres thì phát hiện nhiều dấu hiệu lạ.
Trong đó, khu vực Occator nổi bật với lớp sáng, lốm đốm nằm trong số ít các hiện tượng tương tự có trên hành tinh Ceres.
Nguồn ảnh: Phys.
Nguồn ảnh: Phys. 
Công cụ hồng ngoại từ tàu cho thấy, bên trong Occator chứa các mỏ sáng kỳ lạ, bao gồm nhiều phân tử hợp chất natri cacbonat.
Các nhà khoa học cho rằng, vật liệu này bị bỏ lại khi mà một quá trình sinh nhiệt hóa học nào đó bốc hơi, và biến mất vào trong không gian.

Mời quý vị xem video: NASA phát hiện chất hữu cơ trên hành tinh lùn Ceres

Hiện các chuyên gia đang xem xung quanh khu vực này có dấu hiệu gì khác hay không, có vết nứt nào liên thông dưới lòng đất với các mỏ sáng này hay không.
Bức ảnh này có thể làm sáng tỏ nhiều bí ẩn của Ceres qua một bức tranh hoàn chỉnh hơn về tầng miệng núi lửa đặc thù, các thành viên nhóm NASA cho biết.

Chùm ảnh đẹp hiếm thấy về hành tinh lùn Ceres

(Kiến Thức) - Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng những bức ảnh hiếm thấy về hành tinh lùn Ceres.

Chum anh dep hiem thay ve hanh tinh lun Ceres
 Ceres là tiểu hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời, do tàu vũ trụ Dawn của NASA khám phá vào năm 2015. Trong ảnh là một đốm sáng kỳ lạ vừa được phát hiện trên hành tinh lùn Ceres. Nguồn ảnh: Space.com.

"Nội thất" bên trong hành tinh lùn Ceres “rất ấm” ?

(Kiến Thức) - Một nhận định mới về đặc thù bên trong hành tinh lùn Ceres khiến nhiều người sửng sốt.

Dựa trên dữ liệu thu thập gửi về từ tàu vũ trụ Dawn của NASA, kết quả cho thấy cấu trúc nội thất bên trong "hành tinh lùn" Ceres ấm hơn chúng ta nghĩ.

Tin mới