Áo giáp của Bồ tát

Bồ tát là người tu hành tánh Không ngay trong cõi đời sinh tử này, đồng thời giúp đỡ cứu độ những người khác được giải thoát nhờ thấy và chứng tánh Không. 

Áo giáp của Bồ tát
Bồ tát là người tu hành trí huệ tánh Không và đại bi cứu giúp. Sau đây chúng ta sẽ trích một số đoạn kinh trong phần đầu của Pháp hội Mặc giáp Trang nghiêm, kinh Đại Bảo Tích, để thấy rõ hơn những yếu tố tạo thành con đường Bồ tát.
“Khi Bồ tát Vô Biên Huệ thưa hỏi đức Phật: ‘Thế nào là bậc thiện trượng phu xa lìa sợ hãi, nhất tâm chánh niệm vì chúng sinh mà mặc mũ giáp trang nghiêm?’, đức Phật nói kệ rằng:
"Bồ tát mặc giáp trụ
Để nhiếp các chúng sinh
Vì chúng sinh vô biên
Mặc giáp cũng vô biên
Vì bố thí thanh tịnh
Khiến tất cả hoan hỷ
Vì lợi ích chúng sinh
Mà mặc giáp trụ này
Vì giữ giới thanh tịnh
Lợi ích cho thế gian
Vì lợi lạc chúng sinh
Mà mặc giáp trụ này…”.
Mũ giáp ấy là trí huệ thấu suốt tánh Không, đây là tự giác:
“… Xa lìa các sợ hãi
Cũng không có lo sợ
Mặc giáp trụ vô biên
Tất cả siêng tu tập
Khéo mặc đại giáp trụ
Thường hay chánh giác ngộ
Tịch diệt chẳng động lay
Chẳng động, chẳng thối chuyển”.
Mũ và giáp ấy cũng là mũ giáp đại bi, đây là giác tha. Đoạn kệ này tiếp với đoạn kệ trên:
“Mặc giáp như vậy rồi
Bậc trí lại nên mặc
Giáp cứu hộ chúng sinh
Giáp phá hoại quân ma
Giáp cầu đò vô biên
Tất cả giáp đều mặc
Người trí huệ dũng mãnh
Mặc giáp được ở an.
Vì bỏ gánh rất nặng
Mà mặc giáp vô lượng
Độ tất cả chúng sinh
Khiến đều thoát gánh khổ”.
Bồ tát mặc mũ giáp để chiến đấu. Chiến đấu với chính mình, với gánh nặng sinh tử đeo đẳng nơi mình. Chiến đấu với niềm tin sai lầm dai dẳng rằng sinh tử có tự tánh, có thật, không như hoa đốm giữa hư không. Chiến đấu để chấp nhận sự thật của mọi sự (“thật tướng của tất cả các pháp”), để kham nhẫn với sự thật khó chấp nhận ấy.
Thế nên hành trình của Bồ tát là con đường kham nhẫn với sự thật, kham nhẫn tới đâu thì giải thoát tới đó, qua năm kham nhẫn là phục nhẫn, tín nhẫn, thuận nhẫn, vô sinh nhẫn và tịch diệt nhẫn. Kham nhẫn ấy là kham nhẫn với tánh Không, kham nhẫn tới đâu thì chứng ngộ tánh Không tới đó.
Bồ tát mặc mũ giáp để chiến đấu với vô minh, phiền não, xấu ác đang bao vây, xâm nhập và sống nơi những người khác. Vì lòng bi mà Bồ tát chiến đấu để “cứu hộ chúng sinh”.
Kẻ thù của Bồ tát không phải là con người, mà kẻ thù là những vô minh, xấu ác, hư giả đang tha hóa con người, đang đày đọa, che lấp chúng sinh, đưa chúng sinh vào sáu nẻo sinh tử. Khi những phiền não chướng và sở tri chướng được cởi bỏ nơi chúng sinh thì tánh Không hay giải thoát hiện bày vì nó vẫn luôn luôn hiện diện (“Pháp tánh như vậy, dầu chư Phật ra đời hay chẳng ra đời, tánh ấy vẫn luôn thường trụ” - Pháp hội Phú Lâu Na). Như vậy, Bồ tát chiến đấu vì sự bình đẳng vốn có của tất cả vũ trụ.
Nói cách khác, vì lòng bi càng lớn khi trí huệ càng cho thấy sự mê lầm gây ra khổ đau của thế gian, Bồ tát mặc mũ giáp để chiến đấu với những cái gì làm hạ phẩm giá con người và đưa con người đến chân, thiện, mỹ. Bồ tát chiến đấu chống lại những xấu ác nơi tâm con người, chiến đấu chống lại sự biểu lộ của những xấu ác ấy nơi xã hội và môi trường: những tệ nạn xã hội, nạn phá hoại môi trường, nạn giết hại, nạn trộm cướp, nạn tà dâm, nạn dối trá lừa gạt, nạn nghiện ngập… Tóm lại, Bồ tát là một chiến sĩ của chân, thiện, mỹ chiến đấu chống lại cái giả, cái bất thiện và cái xấu xí.
 
Mũ giáp của Bồ tát là trí huệ tánh Không và đại bi hợp nhất. Trí huệ để soi thấu đến chiều sâu của sự vật, con người và thế giới. Đại bi để ôm trùm tất cả chiều rộng của sự vật, con người và thế giới.
Mũ giáp ấy là tánh Không: “Trong vô lượng kiếp, Đại Bồ tát mang gánh nặng, mặc giáp mũ lớn. Giáp mũ như vậy, ma hoặc quyến thuộc của ma, sứ giả của ma và những chúng sinh đi trong rừng rậm nguy hiểm tà kiến đều chẳng thấy được. Vì sao thế? Vì giáp mũ ấy không có hình sắc hiển bày, không tướng không đối, xả tướng lìa tướng, không có danh tự. Vì sao thế? Vì là vô tướng, vì là chẳng phải chỗ đi, chỗ thấy của chúng sinh”.
Mũ giáp ấy là đại bi: “Vì làm cho các chúng sinh được an lạc mà mặc mũ giáp lớn, vì phát khởi tâm làm lợi lạc cho các chúng sinh mà mặc mũ giáp lớn, vì đối trị với tham sân si của các chúng sinh mà mặc mũ giáp lớn, vì làm phương tiện cho đại công đức mà mặc mũ giáp lớn, vì khéo viên mãn trí vô thượng mà mặc mũ giáp lớn, vì cứu hộ sinh tử sợ hãi cho các chúng sinh mà mặc mũ giáp lớn, vì muốn viên mãn hiển hiện trí vô thượng mà mặc mũ giáp lớn, vì giao chiến với các ma, quyến thuộc của ma và ma nghiệp, cũng vì giao chiến với tất cả ngoại đạo, những hạng người đi trong đường hiểm rừng rậm kiến chấp trong cõi Đại thiên này mà mặc mũ giáp lớn”.
Để có thể mặc luôn luôn mũ giáp của trí huệ tánh Không và đại bi hợp nhất ấy, vị Bồ tát phải có đại nguyện. Đại nguyện ấy luôn mở rộng trong không gian và thời gian:
“Này Vô Biên Huệ! Đại Bồ tát ở trong Đại thừa này, ở nơi mũ giáp lớn này, chớ có lòng hẹp lượng mà nên nguyện cầu cho chúng sinh phát tâm Bồ đề mặc mũ giáp này và ngồi Đại thừa này.
Các chúng sinh ấy ở nơi Đại thừa và mũ giáp lớn này cũng chớ hẹp lượng mà phải chuyển rộng khuyến cáo các chúng sinh khác, lại cũng nguyện cầu các chúng sinh khác mặc mũ giáp và ngồi Đại thừa này để được ra khỏi (sinh tử khổ đau).
Lúc các Đại Bồ tát an trụ trong hạnh nguyện ấy, các ngài nhiếp giữ nước Phật, thanh tịnh nước Phật, nhiếp giữ Thanh văn và chư Bồ tát để được viên mãn công đức. Do biển đại công đức vô biên này mà hướng đến Giác ngộ Vô thượng”.
Chính nhờ mũ giáp với ba yếu tố trên mà Bồ tát thể nhập pháp giới, vì ba yếu tố ấy chính là pháp giới:
“Này Vô Biên Huệ! Đại thừa này đồng với pháp giới, bờ này hay bờ kia không có gì để đắc, nhưng có thể vận tải tất cả chúng sinh từ đây đến ở trong pháp giới, tương ưng với pháp giới, tương ưng với mũ giáp không có chỗ tương ưng”.
Với ba yếu tố trí, bi, nguyện tạo thành mũ giáp để thể nhập pháp giới ấy, công việc của Bồ tát không giới hạn trong không gian thời gian. Bồ tát là người chiến sĩ của các đời, các thời đại, người chiến sĩ của vĩnh cửu.

Bồ tát phục vụ Bồ tát

Thông qua cơ hội dâng hiến làm việc nghĩa này, có thể giúp họ buông bỏ cái vị thế của mình.

Bồ tát phục vụ Bồ tát
Khi hướng dẫn các nhà doanh nghiệp tu thiền, trước khi kết thúc khóa tu, tôi đều giới thiệu với các học viên về công việc thiện nguyện giúp đỡ trước đây, đồng thời cũng khích lệ các học viên đến làm việc thiện, vì làm việc thiện là tinh thần Bồ tát đạo lợi mình lợi người.
Bo tat phuc vu Bo tat
 Tình nguyện viên tại khóa tu. Ảnh chuahoangphap.com.vn.

Thờ Phật, Bồ-tát trong phòng trọ nên hay không?

Tôi thờ Bồ-tát có trong phòng trọ có được không? Nếu được thì quy cách như thế nào để không phạm lỗi bất kính?

Thờ Phật, Bồ-tát trong phòng trọ nên hay không?
HỎI: Tôi vì học tập và công việc nên sống xa nhà, hiện đang ở trọ một mình. Gia đình tôi thờ Phật, trước đây mỗi ngày tôi đều tụng kinh, lạy Phật. Hiện nơi tôi ở trọ cách chùa rất xa, việc đến chùa lạy Phật hàng ngày rất khó khăn. Gần đây, tôi được người quen tặng một bức tượng Bồ-tát Quán Thế Âm, tôi vui lắm và mong được thờ Ngài trong phòng để tiện tụng niệm, lễ bái. Nhưng tôi rất băn khoăn vì phòng trọ rất nhỏ hẹp, bạn bè thường hay tới chơi, đôi khi có cả bạn trai của tôi đến nữa. Xin hỏi, tôi thờ Bồ-tát có trong phòng trọ có được không? Nếu được thì quy cách như thế nào để không phạm lỗi bất kính?

Con đường Bồ-tát

Con đường Bồ-tát, con đường lý tưởng nổi tiếng của Phật giáo Đại thừa, không phải là pháp tu để thành thánh mà là một lối sống ai cũng có thể ước mong đạt được.

Con đường Bồ-tát
Con đường Bồ-tát - con đường lý tưởng nổi tiếng của Phật giáo Đại thừa - không phải là pháp tu để thành thánh, thành tiên, mà là một lối sống ai cũng có thể ước mong thành tựu được. Ngài Chogyam Trungpa Rinpoche giải thích rằng, ai phát nguyện tu hạnh Bồ-tát thì chỉ có một lời nguyện đơn giản là: lo cho chúng sinh trước hết và không giữ lại gì cho chính mình.

Tin mới