Áp thấp nhiệt đới đang xuất hiện trên Biển Đông

Từ sáng 21/12, áp thấp trên vùng biển phía Nam của khu vực Nam Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Theo Trung tâm dự báo KTTV quốc gia, sáng nay (21/12), một vùng áp thấp trên vùng biển phía Nam của khu vực Nam Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Hồi 10h, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 5,0 độ Vĩ Bắc; 112,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Nam của khu vực Nam Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/h), giật cấp 8; hầu như ít di chuyển.

Ap thap nhiet doi dang xuat hien tren Bien Dong
Ảnh nchmf 
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển rất chậm theo hướng Đông Bắc với vận tốc 5km/giờ, cường độ cấp 6, giật cấp 8. Từ 48 đến 72 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, vùng biển phía Nam của khu vực Nam Biển Đông có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8, sóng biển cao 3,0-5,0m; biển động. Từ đêm 22/12, vùng biển phía Nam quần đảo Trường Sa có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, sóng biển cao 4,0-6,0m; biển động mạnh. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.

Ngoài ra, mưa lớn cũng sẽ xuất hiện ở Trung Bộ và Tây Nguyên. Từ đêm 23/12 đến ngày 26/12, ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 100-300mm, cục bộ có nơi trên 500mm.

Từ ngày 24/12 đến ngày 25/12, ở khu vực phía Đông Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 60-120mm, cục bộ có nơi trên 200mm.

Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

>>> Mời độc giả xem video: Áp thấp nhiệt đới có thể thành bão, sẵn sàng ứng phó thiên tai.
 

Áp thấp nhiệt đới sắp vào Biển Đông có thể mạnh lên thành bão

Vùng áp thấp phía bắc đảo Luzon của Philippines đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và hướng về Biển Đông, có thể mạnh lên thành bão số 4.

Ngày 16/9, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hiện nay, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippin). Hồi 10h ngày 16/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 124,4 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (39-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây khoảng 15km/h.

Biển Đông sắp có áp thấp nhiệt đới, thời tiết xấu

Dự báo khoảng ngày 2-3/11, trên Biển Đông có thể hình thành một vùng áp thấp, không loại trừ khả năng sẽ mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Theo Trung tâm dự báo KTTV quốc gia, trên vùng biển phía Nam Biển Đông có khả năng hình thành vùng xoáy thấp trong khoảng 2-3 ngày tới, gây ra tình trạng mưa dông và nguy cơ gió giật mạnh trên khu vực Giữa và Nam của Biển Đông.
Cơ quan khí tượng không loại trừ trường hợp vùng xoáy thuận có thể mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), làm gia tăng tình trạng thời tiết xấu ở khu vực Giữa và Nam của Biển Đông trong thời gian này.
Bien Dong sap co ap thap nhiet doi, thoi tiet xau
 Ảnh nchmf
Ngoài ra, trong những ngày tới, nước ta còn chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, đáng kể nhất là đợt không khí lạnh tăng cường vào giai đoạn khoảng từ ngày 4-7/11 với cường độ mạnh.
Đợt không khí lạnh tăng cường này sẽ khiến khu vực Bắc và Giữa của Biển Đông có gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, sóng biển tăng cao từ 2-4m, biển động mạnh.
Dự báo từ khoảng đêm 4/11, miền Bắc có thể xảy ra đợt rét đầu tiên của mùa Đông năm 2024-2025 với nền nhiệt xuống rất thấp, vùng núi Bắc Bộ có khả năng xuất hiện rét đậm cục bộ.
Dự báo sau đợt không khí lạnh này, miền Bắc còn đón không khí lạnh tăng cường liên tiếp khiến trời rét kéo dài trong những ngày đầu tháng 11.
Theo ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, trong 10 ngày đầu tháng 11/2024 xuất hiện nhiều hình thái thời tiết nguy hiểm ảnh hưởng đến nước ta, nhất là các tỉnh miền Trung.
Dự báo từ khoảng ngày 3-10/11, miền Trung có thể chịu ảnh hưởng tổ hợp của một số hình thái thời tiết xấu gây mưa lớn gồm vùng xoáy thấp ở Nam và Giữa Biển Đông, ảnh hưởng của không khí lạnh liên tục được tăng cường với kết hợp với đới gió Đông hoạt động mạnh. Đây là một hình thái thời tiết gây mưa đặc biệt lớn.
Ông Khiêm cho biết, đây sẽ là đợt mưa đặc biệt lớn trên diện rộng, nguy cơ rất cao xuất hiện các trận mưa cường suất lớn, có thể gây ra lũ lớn trên báo động 3 ở các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ, ngập úng diện rộng, lũ quét, sạt lở đất ở các khu vực vùng núi. 
Đợt mưa này được nhận định có thể nguy hiểm hơn cả mưa do bão số 6 và mở rộng ra phần phía Nam, cụ thể là các tỉnh từ Quảng Nam đến Phú Yên.
Trung tâm dự báo KTTV quốc gia nhận định, sau ngày 10/11 mưa lớn ở miền Trung còn có diễn biến phức tạp với khả năng xuất hiện 2-3 đợt mưa lớn, trong đó nửa đầu tháng 11 tập trung nhiều ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi, nửa cuối tháng 11 và đầu tháng 12 tập trung nhiều ở các tỉnh từ Quảng Bình trở vào đến Phú Yên.
Theo ông Mai Văn Khiêm, từ ngày 26-30/10, miền Trung đã xảy ra một đợt mưa rất lớn do ảnh hưởng của bão Trà Mi khiến các hồ đã tích thêm nước, đất đã bão hòa nên đợt mưa đặc biệt lớn từ ngày 3/11 có thể dẫn đến nguy cơ rất cao xuất hiện lũ lớn.
Ngoài ra, nguy cơ đặc biệt cao về tình trạng lũ quét, sạt lở đất nghiêm trọng ở các tỉnh miền Trung, kèm theo đó là tình trạng ngập úng diện rộng có khả năng xuất hiện.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh mưa lũ diễn biến phức tạp, việc đảm bảo an toàn của các hồ thủy điện, hồ thủy lợi cũng là mối quan tâm lớn đối với các chính quyền địa phương và người dân.
>>> Mời độc giả xem video: Áp thấp nhiệt đới có thể thành bão, sẵn sàng ứng phó thiên tai
 

Tin mới