Australia: Gà giống đột nhiên hiếm như giấy vệ sinh trong đại dịch Covid-19

Từ giữa tháng 3, các trang trại gia cầm ở Úc đã phải chạy đua với một loạt đơn đặt hàng của khách với yêu cầu giao gấp gà giống. Mọi người tìm cách đảm bảo nguồn cung trứng ổn định giữa đại dịch Covid-19.

Australia: Gà giống đột nhiên hiếm như giấy vệ sinh trong đại dịch Covid-19

Bà Joanne Evan, chủ trang trại Evans Chickens ở vùng ngoại ô Maraylya thuộc phía Tây Bắc TP Sydney đã có vài tuần căng thẳng, bà nói: "Tóc tôi chuyển sang màu xám vì điện thoại đặt hàng không ngừng đổ chuông".

Bà Evan nói rằng, chỉ trong 2 tuần, số bà bán bằng 4 tháng trước cộng lại. Bà thậm chí đã nghe khách hàng than thở gà con họ nuôi ở sân sau cũng bị đánh cắp.

"Gà giống lúc này cũng hiếm như giấy vệ sinh. Với cuộc khủng hoảng Covid-19, đột nhiên mọi người quyết định rằng có gà ở sân sau thật tuyệt" - bà Evan nói.

Australia: Ga giong dot nhien hiem nhu giay ve sinh trong dai dich Covid-19
 Mọi người có thể tự chế chuồng gà hoặc mua từ các nhà phân phối. Ảnh: iStock 

Còn ông Craig Hogarth, chủ trang trại gia cầm Laymour ở vườn nho gần đó, cho biết từ giữa tháng 3 nhu cầu mua gà giống nhiều chưa từng có.

"Tôi thường bán khoảng 380 - 400 con mỗi tháng nếu may mắn nhưng hiện tại tôi đã hết hàng. Các lô gà tháng 4 và tháng 5 được bán trước. Hiện tôi đang nhận đơn đặt hàng cho tháng 6" - ông Hogarth cho biết.

Bà Evan nói trước đây bà thường dành thời gian để tư vấn cho khách hàng về cách chăm sóc gà con khi họ đến tận nơi mua. Tuy nhiên, trong thời gian phải "giãn cách xã hội" này, bà thường tư vấn cho khách hàng qua điện thoại hay những dặn dò in sẵn trên giấy.

Trước phong trào nuôi gà, các hội đồng địa phương đã phải quy định số lượng gà được phép nuôi tùy theo từng diện tích sân sau. Cũng có thể có những hạn chế trong việc nuôi gà trống, vì chúng có thể gây ồn ào phiền hàng xóm.

Giá mua gà có thể thay đổi tùy theo giống. Một con gà lai đã được tiêm phòng và nhân giống để đẻ trứng, chẳng hạn một con gà Brown, sẽ có giá từ 20 - 40 AUD. Chúng sẽ sản xuất trứng hàng ngày trong khoảng 2 năm, nếu được chăm sóc tốt.

Ông Hogarth nói rằng gà là một lựa chọn tốt cho sân sau của gia đình. Mọi người sẽ có một nguồn cung cấp trứng liên tục và việc nuôi gà cũng là một hoạt động tốt với trẻ em.

Nhọc nhằn cuộc săn lùng đông trùng hạ thảo trên sườn núi

Nhiệt độ ấm lên, sông băng tan chảy, đông trùng hạ thảo khan hiếm khiến cuộc săn tìm loại dược liệu quý ngày càng khó khăn ở vùng núi Thanh Hải, phía tây bắc Trung Quốc.

Nhọc nhằn cuộc săn lùng đông trùng hạ thảo trên sườn núi
Nhoc nhan cuoc san lung dong trung ha thao tren suon nui
 Trong những năm gần đây, các công ty đông trùng hạ thảo ở Thanh Hải đã trả cho người dân địa phương hàng triệu nhân dân tệ để có quyền phong tỏa toàn bộ ngọn núi mỗi mùa. Mỗi mẩu nấm được bán với giá ít nhất 20 nhân dân tệ cho những người mua đến từ Tây Ninh, thủ phủ của Thanh Hải. Giá của nấm sẽ tăng lên gấp nhiều lần khi mua tại cửa hàng ở Quảng Đông.
Nhoc nhan cuoc san lung dong trung ha thao tren suon nui-Hinh-2
 Đối với Ma Junxiao (trong ảnh), một nông dân người Hồi từ miền Tây xa xôi của Trung Quốc, việc leo lên những sườn núi tuyệt đẹp hàng ngày để tìm kiếm loại nấm nhỏ có ý nghĩa quan trọng đối với gia đình ông.
Nhoc nhan cuoc san lung dong trung ha thao tren suon nui-Hinh-3
 Mỗi mùa xuân, Ma di chuyển hơn 600 km bằng đường bộ từ ngôi làng nghèo khó của mình ở Cam Túc tới đỉnh núi không tên ở tỉnh Thanh Hải. Ở đó, ông gia nhập đội quân khoảng 80 người được một công ty địa phương thuê để tìm và chọn đông trùng hạ thảo, loại nấm được cho là có khả năng kích thích tình dục và chữa bệnh.
Nhoc nhan cuoc san lung dong trung ha thao tren suon nui-Hinh-4
 Vụ thu hoạch đông trùng hạ thảo đã suy yếu ở Thanh Hải, khu vực sản xuất lớn nhất ở Trung Quốc. Trong hai năm qua, thu nhập đông trùng hạ thảo của Ma đã giảm hơn một nửa xuống còn 7.000-8.000 nhân dân tệ (1.018-1.164 USD) mỗi mùa khi nấm ngày càng khan hiếm.
Nhoc nhan cuoc san lung dong trung ha thao tren suon nui-Hinh-5
 Nhiệt độ cao hơn, tuyết rơi theo mùa ít hơn, các dòng sông băng rút đi dẫn đến những ngọn núi ấm hơn, khiến nấm ít phát triển. Đông trùng hạ thảo phát triển mạnh trong đất lạnh nhưng không bị đóng băng, khoảng 5 độ C. "Các dòng sông băng đã biến mất và các loại đông trùng hạ thảo cũng vậy", Ma, 49 tuổi, người thu lượm đông trùng hạ thảo ở Thanh Hải trong 14 năm qua, nói với Reuters.
Nhoc nhan cuoc san lung dong trung ha thao tren suon nui-Hinh-6
Những người hái nấm nghỉ ngơi trong lều. Các dòng sông băng trên cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng đã giảm 15% trong nửa thế kỷ qua khi nhiệt độ ở đây tăng với tốc độ gấp ba trung bình toàn cầu. Trong khi đó, nhu cầu về đông trùng hạ thảo tăng mạnh trong thập kỷ qua khi tầng lớp trung lưu mới nổi của Trung Quốc tìm cách chữa trị mọi thứ từ rối loạn thận đến bất lực, mặc dù thiếu bằng chứng khoa học. 
Nhoc nhan cuoc san lung dong trung ha thao tren suon nui-Hinh-7
 Được tìm thấy ở vùng đồng cỏ cao nguyên của dãy Himalaya, Tây Tạng và Thanh Hải, nấm đông trùng hạ thảo trở thành nguồn thu nhập quan trọng nhất cho cộng đồng địa phương, cung cấp hàng trăm việc làm thời vụ cho người nghèo và con đường làm giàu cho những người thu hoạch.
Nhoc nhan cuoc san lung dong trung ha thao tren suon nui-Hinh-8
 Vào lúc cao điểm thị trường năm 2010, giá của đông trùng hạ thảo là hơn 100.000 USD mỗi kg, tạo ra cơn sốt và lôi kéo những người chăn gia súc và nông dân như Ma đổ xô lên núi. Một số chuyên gia nói rằng cơn sốt này đã dẫn đến việc thu hoạch quá mức trên đỉnh núi trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Nhoc nhan cuoc san lung dong trung ha thao tren suon nui-Hinh-9
 Năm nay, với các loại đông trùng hạ thảo khó tìm hơn, Ma đã phải leo cao tới 4.500 m để tìm loại nấm mà ông được trả 6 nhân dân tệ mỗi mảnh. Sâu bướm sống trong cỏ cung cấp nấm khi chúng ký sinh, sau đó nấm nằm im trong vật chủ của nó qua những tháng mùa đông lạnh giá. Khi mùa xuân đến, thời tiết ấm hơn đánh thức nấm, giết chết sâu bướm. Sau đó, nó phát triển một thân nhỏ màu nâu, thò ra khỏi mặt đất và cuối cùng giải phóng các bào tử mà sâu bướm ăn, khởi động lại quá trình ký sinh.
Nhoc nhan cuoc san lung dong trung ha thao tren suon nui-Hinh-10
 Đông trùng hạ thảo được bày ra để sấy khô. Bất chấp kinh tế giảm tốc và giá mềm hơn, một số loại đông trùng hạ thảo chất lượng cao ở Thâm Quyến vẫn được bán lẻ với giá khoảng 72 USD mỗi gram, tương đương 2.016 USD mỗi ounce, vượt qua giá vàng ở khoảng 1.340 USD mỗi ounce.
Nhoc nhan cuoc san lung dong trung ha thao tren suon nui-Hinh-11
 Những người hái đông trùng hạ thảo hút thuốc trước khu trại. Đối với những người thu thập nấm như Zhi Bula, 51 tuổi, mỗi mẩu nấm được tìm thấy đều vô cùng đáng giá. Zhi có thể kiếm tới 20.000 nhân dân tệ (gần 3.000 USD) mỗi mùa, trong khi thu nhập trang trại hàng năm của gia đình ông chỉ là 10.000 nhân dân tệ. *) Title do Kiến Thức biên tập lại

Khó tin nơi người sống chen chúc, người chết phải "xếp hàng"

Mật độ dân số tăng cùng với giá đất quá cao khiến người dân Hong Kong phải chật vật tìm chỗ chôn cất người thân. Nhiều gia đình phải chờ 7 năm mới có chỗ để hài cốt trong nhà mồ.

Khó tin nơi người sống chen chúc, người chết phải "xếp hàng"
Kho tin noi nguoi song chen chuc, nguoi chet phai
 Những phiến đá xếp hàng dài dọc sườn đồi, lấp ló vài đốm xanh của những bụi cây xen giữa vùng xi măng màu xám trải rộng. Những quả đồi này chính là nhà của hàng nghìn người Hong Kong quá cố, được ghi lại trong bộ ảnh Dead Space (tạm dịch: Không gian Chết) của nhiếp ảnh gia Finbarr Fallon, theo CNN.
Kho tin noi nguoi song chen chuc, nguoi chet phai
 Những bức ảnh của ông cho thấy hàng dài bia mộ hình chữ nhật nhỏ xếp thành hàng thẳng tắp trên sườn đồi, khung cảnh phía sau là các tòa nhà chọc trời từ khu độ thị. "Tôi cố gắng miêu tả mối liên hệ giữa người sống và người chết trong tác phẩm của mình", nhiếp ảnh gia Fallon nói.
Kho tin noi nguoi song chen chuc, nguoi chet phai
Ông Fallon đã sử dụng cả máy bay không người lái để chụp các bức ảnh từ trên không, thể hiện được hết quy mô rộng lớn của nghĩa trang. "Tôi thực sự muốn thể hiện sự hoành tráng, vượt ra ngoài quy mô của một tòa nhà", nhiếp ảnh gia trả lời phỏng vấn qua điện thoại. 
Kho tin noi nguoi song chen chuc, nguoi chet phai
 Ông Fallon bắt đầu thực hiện dự án này sau khi đi ngang qua một nghĩa trang ở quận Wan Chai, Hong Kong, trong kỳ nghỉ của mình. Bị thu hút bởi không gian của người sống và người chết, ông đã đến Hong Kong thêm nhiều lần nữa để phác họa cái mà ông gọi là "văn hóa về cái chết" của thành phố.
Kho tin noi nguoi song chen chuc, nguoi chet phai
 Tại Anh, quê hương của ông Fallon, các nghĩa trang thường xây ở khu đất bằng phẳng, có nhiều cây và rộng rãi, giống như những khu vườn được chăm sóc. Tuy nhiên, tại Hong Kong, điều kiện cho người chết phản ánh thực tế của người sống: chật chội và chen chúc nhau. Với dân số 7,5 triệu người, Hong Kong là một trong những khu vực có giá nhà đất rất cao. Người dân phải vật lộn để có thể mua được bất động sản cho chính mình và con cái.
Kho tin noi nguoi song chen chuc, nguoi chet phai
 Các nghĩa trang tư nhân hiện niêm yết giá đất lên tới 36.000 USD/khu mộ. Phó giáo sư của Đại học Hong Kong Amy Chow, chuyên gia nghiên cứu về lão hóa và cái chết, cho biết con số này có thể gấp bốn lần mà vẫn có người mua. Các khu mộ trong nghĩa trang công cộng có thể rẻ hơn, nhưng thực tế ở đây hầu như không còn chỗ.
Kho tin noi nguoi song chen chuc, nguoi chet phai
 Kết quả là đại đa số người Hong Kong chọn cách hỏa táng người thân quá cố. Nhưng ngay cả như vậy, họ vẫn phải vật lộn mới có được một chỗ trong nhà mồ. Hàng nghìn gia đình vẫn nằm trong danh sách chờ để có được không gian đặt chiếc bình hài cốt của người thân. Thời gian chờ có thể lên tới 7 năm, bà Chow nói.
Kho tin noi nguoi song chen chuc, nguoi chet phai
 Ở Singapore cũng vậy, đất trống ngày càng khan hiếm, nhiếp ảnh gia Fallon nói. Hàng nghìn ngôi mộ đã được khai quật khi chính phủ xây dựng đường cao tốc và nhà ở mới trên các nghĩa trang cũ. "Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ khó có thể nhìn thấy những nghĩa trang nữa do hạn chế về không gian của những khu đô thị", ông Fallon nói.
Kho tin noi nguoi song chen chuc, nguoi chet phai
 Khan hiếm đất chôn cất có thể là mối đe dọa đối với tín ngưỡng và phong tục truyền thống như lễ hội Thanh Minh, ngày lễ hàng năm của người Trung Quốc, khi người dân đến thăm và viếng mộ tổ tiên. "Rất nhiều nền văn hóa châu Á có nghi thức này," Fallon nói. "Nhưng trong tương lai, tôi nghĩ nhiều thành phố sẽ phải đón nhận sự thay đổi mạnh mẽ trong nghi lễ với người quá cố".
Kho tin noi nguoi song chen chuc, nguoi chet phai
Những nghi thức này có ý nghĩa rất quan trọng trong các nền văn hóa Đông Á, đặc biệt đối với những khu vực chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Nho giáo đánh giá cao lòng hiếu thảo, sự tôn kính và chăm sóc cha mẹ. 
Kho tin noi nguoi song chen chuc, nguoi chet phai
 "Tìm được một nơi yên nghỉ cho tổ tiên là cách thể hiện sự tôn kính và lòng hiếu thảo", phó giáo sư Chow nói và cho biết thêm mọi người sẽ cảm thấy tội lỗi và xấu hổ nếu không tìm được nơi yên nghỉ phù hợp cho người thân quá cố. 

Du lịch Nepal, nữ y tá Trung Quốc bỏ hành lí, ôm 5.800 khẩu trang về nước

Nhận được tin báo về tình trạng khan hiếm thiết bị bảo hộ ở quê nhà, một nữ y tá Trung Quốc đang du lịch ở Nepal đã quyết định bỏ lại hành lí và ôm gần 6.000 chiếc khẩu trang về nước.

Du lịch Nepal, nữ y tá Trung Quốc bỏ hành lí, ôm 5.800 khẩu trang về nước
Trước thềm Tết Nguyên đán, Chen Xueyan – một nhân viên y tế ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã đến Nepal du lịch.

Tin mới