Bà Harris có khởi đầu “như mơ” nhưng mối lo vẫn chực chờ

Sau khi “tiếp đuốc” từ Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris liên tiếp nhận tin vui trong những ngày đầu phát động chiến dịch tranh cử.

Tuy nhiên, những thuận lợi ban đầu chưa thể bảo đảm cho chiến thắng cuối cùng của Phó Tổng vào tháng 11 tới.
Khởi đầu thuận lợi

Sau tuyên bố ngừng tranh cử của Tổng thống Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris chính thức chia tay vai trò hậu thuẫn, trở thành một ứng viên tranh cử trên đường đua vào Nhà Trắng. Sự xuất hiện của một ứng viên trẻ tuổi hơn ông Trump – người vừa nhận đề cử chính thức của đảng Cộng hòa, đã giải quyết thành công mối lo của đảng Dân chủ về vấn đề tuổi tác, đồng thời giúp bà Harris giành được nhiều sự ủng hộ từ cử tri và những người đồng đảng.

Reuters đưa tin, đa số các đảng viên Dân chủ trên toàn quốc đều công khai đứng về phía bà Harris, trong đó có Tổng thống Mỹ Joe Biden và cựu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi. Theo ước tính của CNN, tính đến tối 22/7, Phó Tổng thống đã nắm trong tay số phiếu nhiều hơn 1.976, đủ điều kiện giành được đề cử trong vòng bầu cử sơ bộ đầu tiên của đảng Dân chủ.

Ba Harris co khoi dau “nhu mo” nhung moi lo van chuc cho

Phó Tổng thống Kamala Harris. Ảnh: Reuters

36 giờ sau khi phát động chiến dịch tranh cử, bà Kamala Harris thu về số tiền gây quỹ 100 triệu USD, vượt xa bất kỳ ứng viên Tổng thống nào trong lịch sử. Bên cạnh đó, khoảng 58.000 tình nguyện viên cũng vừa đăng ký tham gia đội ngũ vận động của Phó Tổng thống.

Người phát ngôn chiến dịch của bà Harris, ông Charles Kretchmer Lutvak cho biết trong một tuyên bố với tờ The Independent rằng: "Đội ngũ của chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng thêm 250 văn phòng truyền thông, phân bố hơn 1.300 nhân viên chạy chiến dịch trên khắp các bang dao động. Đó là cách chúng tôi sẽ sử dụng số tiền tài trợ 100 triệu USD vừa có được".

Theo kết quả thăm dò mới được công bố của Reuters/Ipsos, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đang dẫn trước cựu Tổng thống Donald Trump về tỷ lệ ủng hộ (44% so với 42%). Đây là một tín hiệu tốt đối với đảng Dân chủ. Theo một khảo sát tiến hành trước khi Tổng thống Joe Biden tuyên bố ngừng tranh cử, tỷ lệ ủng hộ ông chủ Nhà Trắng kém 2 điểm so với của đối thủ Trump.

Cũng trong hôm 22/7, bà Harris đã chứng tỏ lợi thế tranh cử với tư cách một lãnh đạo Nhà Trắng. Phó Tổng thống đã tổ chức tiếp đón các đội vô địch của Hiệp hội điền kinh Đại học quốc gia. Đây là một nhiệm vụ thường do các Tổng thống thực hiện nhưng bà Harris đã thay mặt ông Biden - người đang trong thời gian cách ly vì Covid-19. Tại buổi tiếp đón, Phó Tổng thống Harris đã gửi lời tri ân xúc động đến ông Biden, đồng thời đề cao những di sản của Tổng thống đương nhiệm sau hơn nửa thế kỷ tham gia chính trường.

Theo nhận định của Lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Hakeem Jeffries và Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Chuck Schumer, “người tiếp đuốc” của Tổng thống Joe Biden “đã có một khởi đầu tuyệt vời trên đường đua tranh cử”.

Cơn "bão" đang đến gần

Tiếp nối di sản của người đi trước, trong trường hợp này là Tổng thống Biden có thể mang lại những rủi ro nhất định cho bà Harris.

Theo chuyên gia nghiên cứu quan hệ quốc tế thuộc Đại học St. Andrews (Scotland), ông Phillips O'Brien, “chính quyền của bà Harris sẽ không khác nhiều so với chính quyền ông Biden”. Điều này đồng nghĩa, ngoài việc tiếp nối những quyết sách bảo vệ quyền phá thai mang lại nhiều sự ủng hộ, bà Harris cũng phải tìm cách đảo ngược suy nghĩ của cử tri trong các vấn đề kinh tế, biên giới và viện trợ nước ngoài. Ông Trump thường dẫn đầu cuộc thăm dò dư luận đối với các vấn đề này.

Đặc biệt, trong vấn đề biên giới, Phó Tổng thống không nhận được nhiều thiện cảm từ người dân. Vào đầu nhiệm kỳ, bà Harris đã được giao nhiệm vụ giải quyết cuộc khủng hoảng di cư tại biên giới Mỹ-Mexico. Một số sai lầm và các phát biểu gây tranh cãi sau đó - bao gồm các phát biểu tại cuộc phỏng vấn trên đài NBC hồi năm 2021 với người dẫn chương trình Lester Holt - đã khiến bà trở thành mục tiêu công kích của đảng đối lập.

“Nhập cư là điểm yếu của đảng Dân chủ ở các bang chiến trường. Đây là vấn đề nổi cộm đối với những cử tri sống ở những vùng ngoại ô. Họ tin rằng hệ thống nhập cư của chúng ta không được quản lý đủ chặt chẽ”, cựu dân biểu New York Steve Israel, người đứng đầu Ủy ban vận động tranh cử của đảng Dân chủ nói.

Ba Harris co khoi dau “nhu mo” nhung moi lo van chuc cho-Hinh-2

Cựu Tổng thống Donald Trump. Ảnh: ABC

Vấn đề nhập cư không phải là thách thức duy nhất mà bà Harris đang phải đối mặt. Hôm 23/7, đội ngũ tranh cử của ông Donald Trump đã gửi đơn khiếu nại lên Ủy ban Bầu cử Liên bang (FEC), cáo buộc Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala vi phạm Đạo luật Chiến dịch Bầu cử Liên bang năm 1971. Theo lập luận từ các luật sư của ông Trump, bà Harris không có quyền sử dụng quỹ tài trợ 91 triệu USD do bà vẫn chưa chính thức trở thành ứng cử viên đại diện đảng Dân chủ.

Mới đây, Chủ tịch FEC Sean Cooksey – một nhân vật do ông Trump bổ nhiệm, đã đăng một đoạn trích dẫn đạo luật tài trợ chiến dịch trên mạng xã hội X, yêu cầu ứng viên hoàn trả các khoản đóng góp sau khi ngừng tranh cử.

Trước những chỉ trích từ phía đảng Dân chủ cho rằng bài đăng của ông đang gây ra “bất ổn và ngờ vực" trong hệ thống tài trợ chiến dịch của quốc gia, ông Cooksey lập tức đáp trả: “Tất cả những gì tôi làm là trích dẫn các quy định của liên bang. Tại sao đảng Dân chủ lại sợ luật này?”.

Ngoài ra, theo các nhà quan sát, chiến dịch tranh cử của ông Trump sẽ cố gắng biến lý lịch công tố viên thành điểm bất lợi đối với Phó Tổng thống Harris, bằng cách nhấn mạnh vào thành tích cải cách tư pháp của cựu Tổng thống, đồng thời tấn công các quyết định truy tố và ân xá trước đây của bà Harris.

Vì sao ông Joe Biden “chọn mặt gửi vàng” bà Kamala Harris làm “phó tướng“?

(Kiến Thức) - Ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden chọn thượng nghị sỹ Kamala Harris làm "phó tướng" trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Theo phân tích, quyết định này giúp ông Biden có nhiều lợi thế trong cuộc đua vào Nhà Trắng.

Vi sao ong Joe Biden “chon mat gui vang” ba Kamala Harris lam “pho tuong“?
Vào tháng 8 vừa qua, ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden đã lựa chọn Thượng nghị sỹ Kamala Harris, 55 tuổi, người Mỹ gốc Á, làm đối tác tranh cử của ông trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào ngày 3/11. Ngay sau khi thông tin này được công bố, bà Harris trở thành tâm điểm chú ý của giới truyền thông cũng như công chúng Mỹ và thế giới. Ảnh: CNN.  

Nhà Trắng công bố chuyến đi của Phó Tổng thống Mỹ đến Việt Nam

Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ tới Việt Nam và Singapore trong tháng 8 để “tăng cường quan hệ” với hai đối tác trọng yếu tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ.

“Trong chuyến đi, phó tổng thống Mỹ sẽ trao đổi với lãnh đạo 2 nước về nhiều vấn đề cùng được quan tâm, bao gồm an ninh khu vực, phản ứng Covid-19 toàn cầu, biến đổi khí hậu, và nỗ lực chung để thúc đẩy trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”, phát ngôn viên phó tổng thống Symone Sanders ngày 30/7 tuyên bố, theo Strait Times.

Tin mới