Ba khác biệt ung thư ở người lớn và trẻ em

(Kiến Thức) - Nguyên nhân gây bệnh, hiệu quả của các đợt trị liệu và điều kiện chữa trị cho các bệnh nhi không hoàn toàn giống với các bệnh nhân trưởng thành.

Nếu như môi trường sống bên ngoài được xem là một trong những nguyên nhân lớn gây nên ung thư ở người lớn thì nó lại không ảnh hưởng rõ rệt đến thế hệ trẻ. Theo các nhà khoa học, nguyên nhân chính gây ung thư ở các bệnh nhân nhí là sự biến đổi DNA trong các tế bào. Những thay đổi này có thể diễn ra rất sớm, thậm chí là khi các em còn đang trong bụng mẹ.
Nguyên nhân chính gây ung thư ở trẻ em là do sự biến đổi DNA trong các tế bào.
 Nguyên nhân chính gây ung thư ở trẻ em là do sự biến đổi DNA trong các tế bào.
Không chỉ có sự khác biệt trong nguyên nhân gây bệnh, ngoại trừ những trường hợp không thể xác định nhân tố chính xác dẫn tới ung thư thì những bệnh nhi có xu hướng đạt hiệu quả cao hơn so với người trưởng thành trong các đợt hóa trị. Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo phương pháp này sẽ gây nên những tác dụng phụ về lâu dài, ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân. Chính vì vậy, sau khi được điều trị, trẻ em cần được theo dõi sát sao và thường xuyên.
Nếu như trước đây tất cả các bệnh nhân ung thư đều được điều trị trong một khoa thì từ những năm 1960, do có sự khác biệt về diễn biến bệnh, các bệnh nhi được điều trị tại các trung tâm y tế dành riêng. Phục vụ tại các trung tâm này là đội ngũ chuyên gia riêng.
Ở các trung tâm này có sự hiện diện của các nhà tâm lý học, chuyên viên xã hội học, chuyên viên dinh dưỡng, phục hồi chức năng và vật lý trị liệu. Đội ngũ nhân viên hùng hậu này có trách nhiệm giúp các bệnh nhi vượt qua nỗi đau tinh thần, có chế độ ăn uống hợp lý, giáo dục kiến thức trong quá trình điều trị.

“Công chúa nhí” dũng cảm chiến đấu với ung thư

(Kiến Thức) - Đó là một cuộc chiến lâu dài với bệnh ung thư hệ tiêu hóa của cô bé Maeve Low dũng cảm 6 tuổi ở Singapore.

Cuộc chiến không chỉ của riêng cô bé Maeve mà là sự nỗ lực của cả gia đình Joanne Poon, một cựu giáo viên nhạc kịch, và chồng cô, Bernard Low, một giảng viên ngành kinh tế, ở Singapore.
Cuộc chiến không chỉ của riêng cô bé Maeve mà là sự nỗ lực của cả gia đình Joanne Poon, một cựu giáo viên nhạc kịch, và chồng cô, Bernard Low, một giảng viên ngành kinh tế, ở Singapore.
Khi Maeve Low mới 3 tuổi, lần đầu tiên cô bé cảm nhận được nhận sự hành hạ từ những cơn đau dạ dày. Sau 2 lần phẫu thuật đau đớn, cô bé được chẩn đoán là bị ung thư hạch bạch huyết. “Tôi thậm chí không thể giải thích cho con bé về căn bệnh của nó. Tôi không biết phải nói thế nào về việc người ta sẽ đặt nó trên giường bệnh, sẽ đưa dao mổ lên cơ thể nó. Tôi không biết phải nói chuyện đó thế nào”, bà Poon - mẹ của bé Maeve xúc động chia sẻ.
 Khi Maeve Low mới 3 tuổi, lần đầu tiên cô bé cảm nhận được nhận sự hành hạ từ những cơn đau dạ dày. Sau 2 lần phẫu thuật đau đớn, cô bé được chẩn đoán là bị ung thư hạch bạch huyết. “Tôi thậm chí không thể giải thích cho con bé về căn bệnh của nó. Tôi không biết phải nói thế nào về việc người ta sẽ đặt nó trên giường bệnh, sẽ đưa dao mổ lên cơ thể nó. Tôi không biết phải nói chuyện đó thế nào”, bà Poon - mẹ của bé Maeve xúc động chia sẻ.

“Siêu anh hùng” giúp trẻ em đối phó với bệnh ung thư

(Kiến Thức) - Khi một đứa trẻ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, người thân cần có những kiến thức cơ bản để có thể chăm sóc cho bệnh nhân nhí.

Cuốn sách “The Great Katie Kate Tackles Questions About Cancer” gồm những câu hỏi về ung thư để giúp trẻ em mắc bệnh đối phó với sự lo lắng và bối rối sau khi được chẩn đoán.
 Cuốn sách “The Great Katie Kate Tackles Questions About Cancer” gồm những câu hỏi về ung thư để giúp trẻ em mắc bệnh đối phó với sự lo lắng và bối rối sau khi được chẩn đoán.
Bác sĩ chuyên khoa Maitland DeLand, người từng điều trị cho trẻ em mắc bệnh ung thư trong hơn 30 năm, vừa ra mắt cuốn sách “The Great Katie Kate Tackles Questions About Cancer” hướng tới trẻ em mắc ung thư. Cuốn sách gồm những câu hỏi về ung thư để giúp trẻ em đối phó với sự lo lắng và bối rối sau khi được chẩn đoán mắc ung thư.

Tin mới