Bà nội trợ Nhật chia sẻ cách tiết kiệm vẫn đảm bảo cuộc sống

Phụ nữ Nhật sau khi kết hôn thường ở nhà chăm lo cho gia đình và con cái. Mặc dù chi tiêu tiết kiệm nhưng cuộc sống của họ vẫn được đảm bảo. Tất cả là nhờ những bí quyết này.

Sử dụng tiền mặt

Bà nội trợ Nhật thượng chọn cách tiêu tiền mặt để có thể kiểm soát chi phí tốt hơn. Khi đặt tiền trong tài khoản, họ không thể nhận thức được một cách chính xác về số tiền mình có.

Lên danh sách những món đồ cần mua

Bà nội trợ Nhật bao giờ cũng lên danh sách những món đồ cần mua, dự trù ngân sách để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Họ mua món đồ họ cần chứ không mua chỉ vì sở thích.

Việc lên danh sách này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn hạn chế tình trạng mua sắm những món đồ không cần thiết, gây lãng phí tiền bạc.

Luôn có mục tiêu để tiết kiệm

Có mục tiêu tiết kiệm sẽ có động lực tiết kiệm. Các bà nội trợ Nhật đều nhận thức rõ điều này vì vậy họ đặt ra kế hoạch rõ ràng chẳng hạn như để dành khoản tiền này để đi du lịch, để dành khoản tiền kia để sửa nhà,…

Ba noi tro Nhat chia se cach tiet kiem van dam bao cuoc song

Mẹo tiết kiệm tiền thông minh của bà nội trợ Nhật

Theo dõi chi tiêu

Bà nội trợ Nhật quản lý chi tiêu bằng phương pháp Kakeibo. Phương pháp này không dùng phần mềm hay ứng dụng công nghệ mà chỉ có sổ và bút. Nó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc viết ra một cách thủ công như một cách thiền để quan sát và xử lý thói quen chi tiêu của mình.

Với phương pháp này bà nội trợ Nhật biết rõ mình đã tiêu tiền vào việc gì, sẽ cần chi tiêu vào khoản gì và tiền đầu tư cho tương lai được hoạch địch rõ ràng, chi tiết.

Không coi nhẹ số tiền lẻ

Nhiều đồng xu nhỏ có thể thành một số tiền lớn, vì vậy người phụ nữ Nhật không bao giờ coi nhẹ những đồng xu lẻ ấy. Dù là số tiền ít hỏi thì họ vẫn phải chi tiêu có kế hoạch hoặc cất chúng vào lọ để dành.

Tích cực mua hàng giảm giá

Cuối năm hoặc các dịp lễ là thời điểm siêu thị, cửa hàng có nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn. Bà nội trợ Nhật thường tranh thủ các dịp này để mua món hàng mình thích.

Tuy nhiên, họ cũng không vì ham rẻ mà mua món đồ không dùng đến vì việc này sẽ gây lãng phí lớn.

Luôn so sánh giá cả

Việc so sánh giá giúp bà nội trợ Nhật tìm ra được mức giá tốt nhất của sản phẩm. Từ đó tiết kiệm được nhiều tiền hơn.

Chẳng hạn thay vì mua một loại bia đắt tiền cho chồng uống thì họ mua bia của thương hiệu rẻ hơn. Nhờ vậy gia đình họ tiết kiệm được tới 30.000 yên mỗi năm (khoảng 6,3 triệu đồng).

Đền bù thiệt hại vụ nước sạch sông Đà: Ai đứng ra khởi kiện?

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thể đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng. PV Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Vũ Văn Trung, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam về vấn đề này.

Den bu thiet hai vu nuoc sach song Da: Ai dung ra khoi kien?
 Nước sông Đà ô nhiễm, người dân Hà Nội phải xếp hàng lấy nước
Trong vụ việc ô nhiễm nước sạch sông Đà, người dân không chỉ mất tiền mua nước sạch sử dụng mà còn tốn kém tiền thau rửa bể ngầm, sửa chữa máy lọc nước và rất bất bình. Hội đánh giá thế nào về thiệt hại của người dân?

Mẹo tiết kiệm tiền siêu chuẩn mà người trẻ thường bỏ qua, người già lại hối tiếc

Nếu còn đang băn khoăn bạn có thể làm gì để bắt đầu tiết kiệm tiền, hãy thử làm theo các mẹo dưới đây.

Tạo ra "quỹ khẩn cấp" cho riêng mình

Một khi đã có một khoản tiết kiệm nhất định (thường là ít nhất 3-6 tháng chi phí sinh hoạt) gửi ngân hàng, bên cạnh khoản 20% mỗi tháng bạn dành cho "tương lai" cuộc sống sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với những gì bạn có thể hình dung.

Tin mới