Ba nữ nhà khoa học Việt nhận giải thưởng danh giá, họ là ai?

Bằng niềm đam mê, sự nỗ lực cống hiến, họ là ba trong số nhiều nữ nhà khoa học xuất sắc của Việt Nam đã nhận được những giải thưởng danh giá bởi những đóng góp có giá trị lớn cho khoa học.

Ba nữ nhà khoa học Việt nhận giải thưởng danh giá, họ là ai?
Giải thưởng Kovalevskaia 2020 vinh danh PGS.TS Trương Thanh Hương
Giải thưởng Kovalevskaia ở hạng mục cá nhân 2020 vừa được trao cho nữ nhà khoa học PGS.TS. Trương Thanh Hương, giảng viên cao cấp Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên gia tim mạch tại Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai.
Trong gần 40 năm công tác trong lĩnh vực y học, PGS. TS. Trương Thanh Hương dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu bệnh tăng choresterol máu gia đình, nguồn gốc của bệnh tim mạch bẩm sinh; tiên phong nghiên cứu và ứng dụng thành tựu di truyền trong sàng lọc, chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch…
Ba nu nha khoa hoc Viet nhan giai thuong danh gia, ho la ai?
 TS. Trương Thanh Hương. 
Những công trình nghiên cứu khoa học nổi bật của TS. Trương Thanh Hương có thể kể đến là công trình "Xây dựng bản đồ đột biến gen bệnh tăng cholesterol máu gia đình và đề xuất mô hình quản lý bệnh tại Việt Nam" và công trình "Khảo sát một số đa hình thường gặp của gen CYP2C19 liên quan đến đáp ứng thuốc clopidogrel ở người mắc bệnh động mạch vành tại Việt Nam".
Kết quả nổi bật của công trình "Xây dựng bản đồ đột biến gen bệnh tăng cholesterol máu gia đình và đề xuất mô hình quản lý bệnh tại Việt Nam" là quy trình sàng lọc, chẩn đoán, xét nghiệm gen, hướng dẫn tư vấn di truyền và mô hình quản lý bệnh tăng cholesterol máu gia đình tại Việt Nam. Nhờ công trình nghiên cứu này, bệnh nhân có cơ hội được tiếp cận việc chẩn đoán, điều trị tối ưu từ đó hạn chế xảy ra các biến chứng tim mạch, nhất là ở thanh thiếu niên...
Ngoài nghiên cứu, PGS.TS. Trương Thanh Hương còn tích cực đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành Y tế, thông qua hướng dẫn khoa học cho hơn 40 tiến sỹ, thạc sỹ, bác sỹ nội trú... PGS.TS. Trương Thanh Hương cũng là cầu nối của ngành y tế Việt Nam với quốc tế giúp nhiều bác sĩ, nhà khoa học trẻ của Việt Nam có cơ hội tiếp cận, học tập và phát triển năng lực trong môi trường khoa học quốc tế, là tiền đề quan trọng để nâng cao năng lực khoa học của Việt Nam.
TS Trần Thị Hồng Hạnh lọt top 100 nhà khoa học tiêu biểu châu Á
TS. Trần Thị Hồng Hạnh, Viện Hóa sinh biển Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam là 1 trong 3 nhà khoa học xuất sắc của Việt Nam có mặt trong top 100 nhà khoa học tiêu biểu châu Á năm 2020 do tạp chí uy tín Asian Scientist (Singapore) bình chọn.
Ba nu nha khoa hoc Viet nhan giai thuong danh gia, ho la ai?-Hinh-2
 TS. Trần Thị Hồng Hạnh. 
Ở vị trí thứ 32 trong tốp 100, TS. Trần Thị Hồng Hạnh nhận được giải thưởng cho nghiên cứu về việc sử dụng sắc ký ngón tay để đánh giá chất lượng dược liệu được bán thương mại tại Việt Nam. Nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong tình hình hiện nay khi nhu cầu sử dụng dược liệu trong phòng bệnh và chữa bệnh ở Việt Nam ngày càng gia tăng.
Với công trình nghiên cứu của mình, TS. Trần Thị Hồng Hạnh và cộng sự đã sử dụng phương pháp nghiên cứu sắc ký để tách chiết, phân lập, xác định các hợp chất hóa học có hoạt tính sinh học từ các nguồn dược liệu, đồng thời sử dụng phương pháp sắc ký vân tay để xác định hàm lượng các hoạt chất từ đó làm cơ sở để đánh giá chất lượng dược liệu được sử dụng.
Việc sử dụng các phương pháp sắc ký kết hợp với thiết bị, công nghệ hiện đại đã giúp quá trình nghiên cứu được thực hiện nhanh, chính xác, cho độ tin cậy cao góp phần nâng cao khả năng sử dụng các loại dược liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên một cách an toàn và hiệu quả.
Không chỉ thành công với công trình nghiên cứu này, TS. Trần Thị Hồng Hạnh còn là nhà khoa học nổi bật với nhiều nghiên cứu mới cho khoa học. Nhà khoa học này là tác giả, đồng tác giả của 39 bài báo quốc tế trên các tạp chí ISI, 8 công trình trên các tạp chí chuyên ngành trong nước, là chủ sở hữu của 1 bằng độc quyền sáng chế.
TS trẻ Hà Thị Thanh Hương đoạt giải thưởng quốc tế về khoa học thần kinh
TS. Hà Thị Thanh Hương (sinh năm 1989), Trưởng bộ môn Kỹ thuật Mô và Y học tái tạo, khoa Kỹ thuật Y sinh, Trường ĐH Quốc tế - ĐHQG TPHCM và 15 nhà nghiên cứu trẻ trên toàn thế giới đã được Tổ chức quốc tế Nghiên cứu về khoa học thần kinh (trụ sở tại Pháp) trao giải thưởng Early Career Award năm 2020. TS. Hà Thị Thanh Hương là nhà nghiên cứu trẻ Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng này.
Ba nu nha khoa hoc Viet nhan giai thuong danh gia, ho la ai?-Hinh-3
TS. Hà Thị Thanh Hương 
Năm 2018, sau khi tốt nghiệp tiến sĩ ngành thần kinh học tại Đại học Stanford (Anh), TS. Hương quyết định trở về Việt Nam nhằm tìm kiếm những giải pháp cho các bài toán liên quan tới não bộ, góp phần tăng cao sức khỏe trí tuệ và tinh thần của người Việt Nam.
Bắt tay vào nghiên cứu căn bệnh Alzheimer (gây chứng giảm trí nhớ ở người già), TS. Hương nhận thấy Alzheimer là một căn bệnh gây tử vong cao nhất ở người lớn tuổi. Trong bối cảnh già hóa dân số ở Việt Nam, hướng nghiên cứu về Alzheimer ngày càng trở nên cấp thiết. Vì thế, nhà khoa học trẻ này và các cộng sự phát triển các công cụ giúp tăng cao độ chính xác, giảm tính xâm lấn và giảm giá thành cho chẩn đoán căn bệnh này.
TS Hương và cộng sự đang tập trung nghiên cứu để sớm cho ra những công cụ ứng dụng có thể sử dụng trong các bệnh viện. Hiện nhóm nghiên cứu phát triển công cụ trên bộ dữ liệu của người Việt Nam. Sau đó đưa phần mềm đó vào quy trình khám, chữa bệnh Alzheimer ở các bệnh viện. Việc chẩn đoán sớm và chính xác Alzheimer giúp hạn chế những tác động không mong muốn từ căn bệnh đứng vị trí thứ năm trong danh sách các nguyên nhân gây tử vong ở người cao tuổi.
Ngoài nghiên cứu về căn bệnh Alzheimer, TS. Hương còn làm chủ nhiệm các đề tài: Các phương pháp phát hiện stress và Các phương pháp can thiệp để giảm stress, đồng thời tham gia vào công trình nghiên cứu của Bộ Khoa học và Công nghệ về lĩnh vực xây dựng cơ sở dữ liệu điện não của người Việt Nam.

Giải mã vụ xử tử công khai cuối cùng ở Mỹ

(Kiến Thức) - Năm 1936, vụ xử tử công khai cuối cùng ở Mỹ diễn ra tại tiểu bang Kentucky. Khi ấy, khoảng 20.000 người có mặt tại thành phố Owensboro để chứng kiến tử tù Rainey Bethea bị hành hình theo cách treo cổ.

Giải mã vụ xử tử công khai cuối cùng ở Mỹ
Giai ma vu xu tu cong khai cuoi cung o My
 Tiểu bang Kentucky được biết đến là nơi diễn ra vụ xử tử công khai cuối cùng ở Mỹ. Vào ngày 14/8/1936, khoảng 20.000 người có mặt tại thành phố Owensboro để chứng kiến sự việc trên.

Điều bất ngờ về cha đẻ đồng hồ mặt trời trứ danh Bạc Liêu

(Kiến Thức) - Khi bị người Pháp lôi kéo, nhà khoa học Lưu Văn Lang - người dựng chiếc đồng hồ thái dương nổi tiếng ở thành phố Bạc Liêu - đã trả lời thẳng thắn: "Tôi đã quá già để làm đầy tớ!".

Điều bất ngờ về cha đẻ đồng hồ mặt trời trứ danh Bạc Liêu
Dieu bat ngo ve cha de dong ho mat troi tru danh Bac Lieu
 Trong khuôn viên Trung tâm giáo dục thường xuyên TP Bạc Liêu có một hiện vật lịch sử thú vị, được nhiều du khách gần xa biết đến. Đó là một chiếc đồng hồ đá chỉ giờ bằng ánh sáng mặt trời, có tuổi đời trên dưới 100 năm. 

Hoàng đế ngờ nghệch bị hoàng hậu xấu xí “cắm sừng”, lộng quyền

(Kiến Thức) - Dưới thời phong kiến, Tư Mã Trung được nhớ đến là hoàng đế Trung Quốc có trí tuệ không bình thường, ngờ nghệch. Vì vậy, ông bị hoàng hậu xấu xí Giả Nam Phong "cắm sừng" và âm mưu chiếm ngôi. 

Hoàng đế ngờ nghệch bị hoàng hậu xấu xí “cắm sừng”, lộng quyền
Hoang de ngo nghech bi hoang hau xau xi “cam sung”, long quyen
 Hoàng hậu xấu xí Giả Nam Phong (257 - 300) là vợ của Tấn Huệ Đế Tư Mã Trung. Khác với những bà hoàng dung mạo xinh đẹp như hoa như nguyệt, Giả Nam Phong được đánh giá là hoàng hậu xấu nhất lịch sử phong kiến Trung Quốc.

Tin mới