Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án CĐT Đại học Tôn Đức Thắng bị thu hồi vì sao?

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có văn bản gửi các sở, ngành và UBND huyện Đất Đỏ về việc thu hồi một dự án do Trường Đại học Tôn Đức Thắng làm chủ đầu tư tại thị trấn Phước Hải.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án CĐT Đại học Tôn Đức Thắng  bị thu hồi vì sao?

Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Đất Đỏ rà soát, giải quyết các thủ tục theo thẩm quyền và quy định để thực hiện thu hồi Dự án Trung tâm đào tạo thực hành du lịch, nhà hàng, khách sạn và thể thao biển do Trường Đại học Tôn Đức Thắng làm chủ đầu tư theo kiến nghị của Ban Thường vụ Huyện ủy Đất Đỏ.

Đồng thời, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối chủ trì, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các thủ tục và tham mưu UBND tỉnh phương án thu hồi dự án nêu trên.

Ba Ria - Vung Tau: Du an CDT Dai hoc Ton Duc Thang  bi thu hoi vi sao?
 

Phong cảnh thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ nhìn từ trên đỉnh núi Minh ĐạmNguồn: Instagram2

Được biết, từ tháng 2/2014, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có văn bản số 1183/UBND-VP chấp thuận chủ trương để trường Đại học Tôn Đức Thắng nghiên cứu, khảo sát lập dự án đầu tư Trung tâm đào tạo thực hành du lịch, nhà hàng, khách sạn và thể thao biển tại thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ.

Theo đó, dự án sẽ được triển khai tại khu đất khoảng 6ha (gồm 2 phần: phần phía Tây Bắc tỉnh lộ 44 có diện tích khoảng 4,2ha, phần phía Đông Nam tỉnh lộ 44 giáp biển có diện tích 1,8ha) được tách ra từ dự án khu du lịch Minh Đạm với mục đích đầu tư xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng kết hợp đào tạo thực hành du lịch, nhà hàng, khách sạn và thể thao biển. Đây là khu đất nằm trong dự án Khu du lịch Minh Đạm đã được UBND tỉnh thu hồi giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh quản lý.

>>> Mời độc giả xem thêm video Bình Thuận: Những bất thường của một dự án thu hồi đất cho thuê:

(Nguồn: ANTV)

8 dự án “ma” ở Hòa Bình: Ai chịu trách nhiệm?

Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình công bố danh sách 8 “dự án ma”. Đó là những dự án chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép đầu tư, chưa đủ cơ sở pháp lý...

8 dự án “ma” ở Hòa Bình: Ai chịu trách nhiệm?
8 du an “ma” o Hoa Binh: Ai chiu trach nhiem?
8 dự án "ma" bao gồm: Green Oasis Hòa Bình - Lương Sơn; dự án Beverly Hill - Lương Sơn Hòa Bình; dự án Vịt Cổ Xanh Ecologe Việt Pháp; dự án Sun Legend Villa - Đà Bắc Ecolodge; dự án Mountain Villa - Lương Sơn; dự án Kai Village Resort tại cầu Mè, xã Mông Hóa, TP Hòa Bình; dự án Ohara Villas & Resort, xã Mông Hóa, TP Hòa Bình; dự án The Moon Village tại xã Yên Quang, TP Hòa Bình. 
8 du an “ma” o Hoa Binh: Ai chiu trach nhiem?-Hinh-2
Bên trong khu đất của Beverly Hill là hàng loạt căn biệt thự được xây dựng theo kiến trúc hiện đại. Ngoài ra, hạ tầng giao thông, tiện ích như bể bơi, nhà hàng được đầu tư xây dựng bài bản, đồng bộ.
8 du an “ma” o Hoa Binh: Ai chiu trach nhiem?-Hinh-3

Vẫn tại huyện Lương Sơn, dự án Green Oasis Hòa Bình từng là một dự án “hot” nhất khu vực. Đây là dự án có vị trí đắc địa, gần đường lớn của xã Nhuận Trạch (Lương Sơn). Theo thông tin giới thiệu về dự án này, Khu biệt thự Green Oasis Villa do chủ đầu tư Công ty CP Bất động sản Green Oasis phát triển lấy ý tưởng từ hình ảnh ốc đảo xanh. 

8 du an “ma” o Hoa Binh: Ai chiu trach nhiem?-Hinh-4
Cũng giống như 2 dự án nêu trên, 2 dự án Ohara Villas & Resort và Kai Village Resort tại xã Mông Hóa, TP Hòa Bình cũng đang tồn tại như một quần thể du lịch nghỉ dưỡng quy mô “khủng”. Dù nằm sâu trong khu dân cư, nhưng trong dự án đã tồn tại hàng chục căn biệt thự xây dựng hiện đại, đồng bộ về tiện ích cảnh quan.  
8 du an “ma” o Hoa Binh: Ai chiu trach nhiem?-Hinh-5
Theo đại diện Sở Xây dựng Hòa Bình, những dự án này bản chất là khu đất nông thôn có sổ đỏ được cá nhân mua lại, sau đó ủy quyền cho doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh mà không đăng ký dự án theo quy định pháp luật. Đến khi được rao bán, "cò đất" tự gắn mác là dự án bất động sản nghỉ dưỡng hoành tráng. 
8 du an “ma” o Hoa Binh: Ai chiu trach nhiem?-Hinh-6
Đại diện Sở Xây dựng Hòa Bình cho biết, đất có sổ đỏ ở nông thôn, chưa có quy hoạch thì người dân tự xây dựng mà không phải xin cấp phép. Do đó, người ta không cần phải xin thủ tục qua Sở Xây dựng, thẩm quyền quản lý không qua Sở, mà chỉ chịu sự quản lý của địa phương.  
8 du an “ma” o Hoa Binh: Ai chiu trach nhiem?-Hinh-7
Do đó, để ngăn chặn được việc này, pháp luật cần cho phép đánh thuế căn nhà thứ hai là 50% hay 20%. Khi chịu thuế này, những chủ đất xây nhiều nhà cũng không còn nhiều lợi nhuận. Quan trọng hơn nữa, công tác lập quy hoạch cũng cần phải nhanh, phủ kín để kiểm soát và thực hiện đồng bộ. 
8 du an “ma” o Hoa Binh: Ai chiu trach nhiem?-Hinh-8
Trao đổi với báo chí, ông Đoàn Tiến Lập, Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất bất động sản (Sở Xây dựng Hòa Bình) cho biết, từ năm 2017, Sở này đã công khai các dự án trên địa bàn, đồng thời cảnh báo người dân về các dự án không có thật để tránh rủi ro. Trước mắt, Sở Xây dựng sẽ cảnh báo những dự án không có để người dân nắm bắt được thông tin và các cơ quan chắc năng giám sát, xử lý nếu có vi phạm. 
8 du an “ma” o Hoa Binh: Ai chiu trach nhiem?-Hinh-9
Tuy nhiên, từ thực tế này, một câu hỏi được đặt ra là trách nhiệm của chính quyền địa phương ở đâu, ai chịu trách nhiêm trước pháp luật khi để những dự án này ngang nhiên san lấp, xây dựng, rao bán rầm rộ trong một thời gian dài mà không bị xử lý?.

Hà Nội: Điểm danh những siêu dự án “đắp chiếu” cả thập kỷ

Ngay giữa Hà Nội, có những siêu dự án được đầu tư hàng nghìn tỷ tại vị trí đắc địa, nhưng gần như "bỏ hoang" cả thập kỷ gây thất thoát lãng phí

Hà Nội: Điểm danh những siêu dự án “đắp chiếu” cả thập kỷ
Nhiều chuyên gia cho rằng: Hiện nay, theo quy định của luật Đất đai, dự án được cấp quyết định chấp thuận đầu tư, chấp thuận chủ đầu tư… có hiệu lực trong vòng 12 tháng. Nếu sau 12 tháng không đưa đất vào sử dụng có thể được gia hạn thêm và tối đa 48 tháng phải đưa đất vào khai thác sử dụng. Nếu hết thời gian này, dự án vẫn bỏ hoang, vẫn “treo”, cơ quan chức năng sẽ ra quyết định thu hồi quyết định chấp thuận đầu tư, chấp thuận chủ đầu tư và thu hồi đất mà không bồi thường.
Nhưng hiện nay các địa phương mới dừng lại ở việc thu hồi quyết định chấp thuận đầu tư, chấp thuận chủ đầu tư nếu dự án chậm triển khai mà khó thu hồi được đất, nhất là trong trường hợp đất do chủ đầu tư tự đền bù, giải phóng mặt bằng. Bởi luật quy định nhà nước chỉ được thu hồi đất trong một số trường hợp cần thiết mà không có trường hợp dự án chậm triển khai. Luật Đất đai cũng không quy định rõ như thế nào là không đưa vào sử dụng, nên nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng khe hở này để đối phó với cơ quan chức năng bằng cách triển khai “nhỏ giọt”, mỗi năm một ít.

Điểm loạt dự án vàng "đắp chiếu" của Tập đoàn Bảo Việt

Là CĐT của nhiều dự án trị giá vài trăm đến hàng nghìn tỷ đồng, Tập đoàn Bảo Việt có đang lãng phí tài nguyên đất đai khi nhiều dự án nằm đắp chiếu?

Điểm loạt dự án vàng "đắp chiếu" của Tập đoàn Bảo Việt
Là tập đoàn hàng đầu về kinh doanh bảo hiểm, Tập đoàn Bảo Việt giờ đây đã lấn sân sang nhiều lĩnh vực khác như: Ngân hàng, đầu tư, môi giới, quản lý quỹ, bất động sản. Thế nhưng, dư luận đặt ra nhiều nghi vấn khi nhiều dự án bất động sản thuộc sở hữu của Tập đoàn Bảo Việt vẫn nằm đắp chiếu hay bị bỏ hoang cả chục năm trời. Đặc biệt hơn, là nhiều dự án thuộc địa bàn Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của nước ta.
Những dự án của Tập đoàn Bảo Việt làm chủ đầu tư bị bỏ hoang, chậm tiến độ trên địa bàn Thành phố Hà Nội bao gồm: Dự án Nhà ở cao tầng để bán thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì; Dự án Tháp tài chính quốc tế IFT số 220 Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy; Dự án Văn phòng cho các Hiệp hội Hà Nội (tên thương mại Seven Star) tại lô đất D27 2,2ha quận Cầu Giấy, ước tính tổng vốn đầu tư khoảng 300 tỷ đồng.

Tin mới