Baby M - ca mang thai hộ gây chấn động nước Mỹ

Vì sự hạn chế về kỹ thuật những năm 1980, hai gia đình Stern và Whitehead tranh giành quyền nuôi bé gái ra đời nhờ phương pháp mang thai hộ.

Baby M là tên viết tắt của In re Baby M, 537 A.2d 1227, 109 N.J. 396, ca mang thai hộ ồn ào khiến New York trở thành một trong những nơi hiếm hoi cấm loại hình dịch vụ này vì những rắc rối liên quan đến quyền cha mẹ. Sự việc xảy ra tại New Jersey đưa đến phán quyết năm 1988 của Tòa án Tối cao rằng trả tiền để phụ nữ mang thai là bất hợp pháp và làm mất thể diện của họ.
Hình minh họa em bé có biệt danh Baby M. Ảnh: NY Times.
Hình minh họa em bé có biệt danh Baby M. Ảnh: NY Times. 
Theo The New York Times, năm 1982, cặp vợ chồng bác sĩ nhi khoa Elizabeth "Betsy" Stern 41 tuổi và nhà sinh học William "Bill" Stern 40 tuổi quyết định không tự sinh con bởi lo sợ chứng đa xơ cứng sẽ khiến Besty bị liệt trong thai kỳ. Họ nhờ Trung tâm Hiếm muộn New York đăng quảng cáo trên tờ Asbury Park để tìm người sẵn sàng mang thai hộ.
Tháng 3/1984, Mary Beth Whitehead trả lời mẩu tin. Khi đó cô 28 tuổi, đã kết hôn với nhân viên thu gom chất thải Richard Whitehead và có hai con. Chị gái của Mary Beth không thể mang thai và đây là lý do khiến cô đồng cảm sâu sắc với những phụ nữ có hoàn cảnh tương tự.
Giữa tháng 1/1985, gia đình Stern lần đầu tiên gặp vợ chồng Whitehead tại một nhà hàng ở New Brunswick. Bill tin rằng Mary Beth không hề có ý định giữ đứa bé. "Cô ta nói sẽ không đặt chân đến ngôi nhà của chúng tôi", ông kể lại. "Tất cả những gì cô ta muốn từ chúng tôi là một bức ảnh hàng năm kèm theo lá thư cho biết những chuyện đã xảy ra trong năm ấy".
Tràn ngập hạnh phúc vì nhìn thấy tia hy vọng, Bill cùng vợ rời khỏi nhà hàng và chọn Mary Beth làm người mang thai hộ. "Chúng tôi quay vào xe, hôn nhau và nói rằng đây là sự lựa chọn hoàn hảo. Chúng tôi không thể bỏ qua cô ấy", ông nói. Tiết lộ với luật sư Gary N. Skoloff, Bill vô cùng sung sướng khi biết mình sắp có con bởi ông không có bất cứ họ hàng nào trên thế giới.
Hai bên sau đó ký hợp đồng mang thai hộ, trong đó ghi rõ Mary Beth sẽ được nhận 10.000 USD (tương đương 22.000 USD ngày nay) để thụ tinh với tinh trùng của Bill, mang thai rồi chuyển lại quyền làm mẹ cho Besty.
Ngày 27/3/1986, Mary Beth hạ sinh một bé gái và đặt tên là Sara Elizabeth Whitehead. Thế nhưng chỉ sau 24 giờ chuyển giao con cho gia đình Sterns, Mary Beth đến đòi lại con trong tình trạng điên cuồng, quá khích. Vợ chồng Bill đành phải đưa em bé cho Mary Beth vì "sợ cô ta sẽ tự tử". Mary Beth đem theo đứa trẻ đến New Jersey nhưng nhanh chóng bị bắt lại. "Mọi thứ đã đi chệch hướng", Bill chua chát. 
Mary Beth Whitehead cùng chồng rời khỏi phiên tòa. Ảnh: AP.
Mary Beth Whitehead cùng chồng rời khỏi phiên tòa. Ảnh: AP. 
Một phiên tòa được mở để quyết định ai sẽ nuôi dưỡng em bé có biệt danh M khi đó 9 tháng tuổi. Cuối cùng, dù Tòa án Tối cao New Jersey cho phép gia đình Stern giữ bé gái, hợp đồng mang thai hộ bị kết luận là bất hợp pháp. Quyền cha mẹ của Mary Beth được khôi phục, cho phép cô đến thăm con. Tên em bé được đổi sang Melissa Elizabeth Stern.
Năm 2004, ở tuổi trưởng thành, Melissa Stern chấm dứt quyền cha mẹ của Mary Beth và hoàn toàn trở thành con của Betsy.
Giờ đây, dịch vụ mang thai hộ có thể ít ồn ào hơn giai đoạn 1980 bởi hầu hết yêu cầu đến từ những cặp vợ chồng thực sự vô sinh hoặc các đôi đồng tính nam. Người mang thai hộ được cấy trứng của một phụ nữ khác rồi thụ tinh nên về mặt sinh học không có quan hệ với đứa bé trong bụng. Đối với Mary Beth, do kỹ thuật ngày đó còn hạn chế, cô đã sử dụng trứng của chính mình vì vậy là mẹ ruột của đứa bé và đó thực chất là một ca sinh nở bình thường. Dù thế nào đi chăng nữa, đến nay Baby M vẫn là một sự kiện đáng ghi nhớ mang đến vô số câu hỏi trong lịch sử dịch vụ mang thai hộ.

Đồng hồ đếm ngược đến ngày nước Mỹ vỡ nợ?

(Kiến Thức) - Cuộc khủng hoảng ngân sách ở Mỹ đang bước vào giai đoạn "đếm ngược đến ngày vỡ nợ": đến ngày 17/10, nếu các bên không thỏa thuận về nâng trần nợ công.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Tuần qua, hãng truyền thông Mỹ Bloomberg đã dự đoán rằng nếu nước Mỹ khai báo sự vỡ nợ và không có khả năng thanh toán nợ nước ngoài, kinh tế thế giới sẽ bị sụp đổ. Các nhà phân tích so sánh sự vỡ nợ của nước Mỹ với sự phá sản của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers từng gây ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và cho rằng lần này mọi chuyện sẽ còn khủng khiếp gấp bội.

10 kẻ giết người hàng loạt nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật

(Kiến Thức) - Những kẻ giết người hàng loạt máu lạnh, được mô tả như những con quái vật... vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

10. Kẻ giết người hàng loạt ở Long Island, Mỹ (khoảng 10-14 nạn nhân). Y đã nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật suốt 15 năm qua. Ban đầu, các nạn nhân của y bị giết, bị cắt rời thân thể và bị vứt ở nhiều địa điểm khác nhau. Nhưng gần đây, y lại giữ nguyên vẹn xác nạn nhân và đem chôn. Cảnh sát Long Island cho biết, y luôn lên kế hoạch trước khi giết người và hiểu rõ tiến trình điều tra của cảnh sát.
 10. Kẻ giết người hàng loạt ở Long Island, Mỹ (khoảng 10-14 nạn nhân). Y đã nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật suốt 15 năm qua. Ban đầu, các nạn nhân của y bị giết, bị cắt rời thân thể và bị vứt ở nhiều địa điểm khác nhau. Nhưng gần đây, y lại giữ nguyên vẹn xác nạn nhân và đem chôn. Cảnh sát Long Island cho biết, y luôn lên kế hoạch trước khi giết người và hiểu rõ tiến trình điều tra của cảnh sát.  

Xử lý báo NĐT thế nào nếu vu khống vụ kiều nữ Hải Dương?

(Kiến Thức) - Nếu những bài báo về kiều nữ Hải Dương là bịa đặt thì việc bà Ngọc mang quốc tịch Mỹ có khiến báo Người Đưa Tin bị xử lý nặng hơn?

Bà Phạm Thị Thanh Ngọc (SN 1974) cho rằng, mình bị vu là nhân vật kiều nữ Hải Dương trong câu chuyện kiều nữ cưỡng dâm hàng loạt lái xe taxi (được đề cập trên báo Người Đưa Tin); nên quyết định khởi kiện báo này.

Tin mới