Bác kháng cáo, buộc Grab bồi thường gần 5 tỷ cho Vinasun

(Vietnamdaily) - Sau một ngày xét xử, TAND Cấp cao tại TP HCM y án sơ thẩm, bác kháng cáo của Vinasun, Grab và kháng nghị của VKS, buộc Grab phải bồi thường cho Vinasun 4,8 tỉ đồng.

HĐXX nhận định, Đề án 24 của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho phép Grab thực hiện cung cấp ứng dụng kết nối hợp tác xã vận tải với khách hàng nhưng thực tế Grab lại kinh doanh vận tải.

Đầu năm 2016, số lượng xe đăng ký phù hiệu xe hợp đồng của Grab tăng đột biến, số lượng xe nằm bãi và kinh doanh của Vinasun ngày càng giảm. Điều này cho thấy có mối quan hệ nhân quả giữa việc xuất hiện của Grab với thiệt hại của Vinasun; có sự sụt giảm doanh thu của Vinasun do Grab.

Tuy nhiên, đối với phần giảm giá trị vốn hóa của Vinasun, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nên không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Vinasun.

Ngoài ra, HĐXX kiến nghị Bộ GTVT cần xem Grab là doanh nghiệp kinh doanh vận tải để có chính sách quản lý phù hợp, sửa đổi nội dung Đề án 24. Còn Bộ Tài chính và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải có biện pháp quản lý giá cước và thu thuế đối với Grab theo đúng quy định.

Bac khang cao, buoc Grab boi thuong gan 5 ty cho Vinasun
TAND Cấp cao tại TP HCM y án sơ thẩm, bác kháng cáo của Vinasun, Grab...

Trước đó, hồi tháng 6/2018, Vinasun khởi kiện Grab vì cho rằng doanh nghiệp này vi phạm Đề án 24 của Bộ GTVT, gây náo loạn thị trường. Theo nguyên đơn, Grab chỉ đăng kí cung cấp ứng dụng công nghệ hỗ trợ quản lí và kết nối hoạt động vận tải, nhưng thực tế hoạt động như doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi – lĩnh vực cùng ngành nghề với Vinasun.

Ngoài ra, Grab còn thực hiện nhiều hành vi vi phạm trong pháp luật về cạnh tranh khiến doanh thu, lợi nhuận của Vinasun giảm sút nghiêm trọng. Cụ thể, trong năm 2016 và nửa đầu năm 2017 Vinasun bị thiệt hại gần 76 tỉ đồng, trong đó do Grab gây ra là gần 42 tỉ.

Sau nhiều lần mở phiên tòa nhưng tạm ngưng để xem xét, cuối năm 2018, TAND TP HCM xét xử sơ thẩm, tuyên Grab bồi thường cho Vinasun 4,8 tỉ đồng (chi phí do xe của Vinasun nằm bãi). Bởi toà cho rằng Grab có mối quan hệ nhân quả với thiệt hại của Vinasun. Tuy nhiên, tòa cũng cho rằng Grab không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến thua lỗ của Vinasun.

Không chấp nhận bản án này, Grab kháng cáo toàn bộ bản án. Vinasun cũng kháng cáo, yêu cầu tòa phúc thẩm chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện. VKSND Cấp cao tại TP HCM cũng kháng nghị không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Vinasun.

Bê bối Vinasun - Grab như thế nào mà kiện nhau ra toà?

(Kiến Thức) - Bê bối Vinasun Grab bắt nguồn từ việc Vinasun đưa ra những chứng cứ chứng minh GrabTaxi vi phạm Đề án 24, Thông tư và Nghị định của Chính phủ, khiến 8.000 lao động Vinasun mất việc, hàng trăm xe phải ngưng hoạt động.

Liên quan đến bê bối Vinasun Grab, sáng 24/9, TAND TP HCM mở phiên tòa vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun), bị đơn là Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam (GrabTaxi, Grab).

Không chấp nhận đề nghị hòa giải của tòa, Vinasun kiện GrabTaxi tới cùng

(Kiến Thức) - HĐXX TAND TP HCM đề nghị 2 bên Vinasun và GrabTaxi nếu muốn hòa giải thì sẽ tạo điều kiện, tuy nhiên phía Vinasun yêu cầu tiếp tục xét xử, trong khi GrabTaxi thì mong đình chỉ vụ kiện. 

Sáng nay (6/2), TAND TP.HCM mở phiên tòa xử sơ thẩm vụ tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn là Cty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Cty Ánh Dương) - đơn vị sở hữu thương hiệu taxi Vinasun đối với bị đơn là Cty TNHH GrabTaxi Việt Nam (Cty Grab Taxi).
Tại phiên tòa taxi Vinasun kiện GrabTaxi, đại diện trình bày nội dung kiện do Grab Taxi thời gian qua đã có những phương thức cạnh tranh không lành mạnh, khuyến mãi tràn lan, phá giá… gây ảnh hưởng và thiệt hại cho taxi truyền thống như Vinasun.