Bắc Ninh: Bắt hàng loạt nguyên lãnh đạo huyện Yên Phong

Các đối tượng đã tự ý tách một phần diện tích khu đất và tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất trái quy định, thu hơn 5 tỷ đồng.

Ngày 15/10, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Bắc Ninh vừa quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố 5 bị can nguyên là cán bộ, lãnh đạo huyện Yên Phong và thị trấn Chờ (huyện Yên Phong) về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015. Quyết định đã được Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn.

Bac Ninh: Bat hang loat nguyen lanh dao huyen Yen Phong
 Các đối tượng trong vụ án.

Các đối tượng bị khởi tố gồm: Nguyễn Tuấn Anh (SN 1959, trú tại thôn Đông Tiến, xã Đông Xuyên, huyện Yên Phong, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Phong nhiệm kỳ 2005-2015); Vũ Văn Nam (SN 1960, trú tại xã Yên Phụ, huyện Yên Phong, nguyên Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Phong); Nguyễn Huy Hòa (SN 1963, trú tại thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, nguyên Chủ tịch UBND thị trấn Chờ); Nghiêm Đình Thắng (SN 1963, trú tại thị trấn Chờ, nguyên Phó Chủ tịch UBND thị trấn Chờ); Lê Tuấn Đạt (SN 1975, trú trại thị trấn Chờ, cán bộ địa chính thị trấn Chờ).

Cơ quan điều tra đã ra lệnh bắt tạm giam với 4 bị can Vũ Văn Nam, Nguyễn Huy Hòa, Nghiêm Đình Thắng, Lê Tuấn Đạt. Bị can Nguyễn Tuấn Anh áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú vì lý do sức khỏe.

Qua kết quả điều tra, các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Bắc Ninh đã xác định: Khu đất của Xí nghiệp Bia Hà Sơn (địa chỉ tại thị trấn Chờ) là đất có mục đích sử dụng sản xuất kinh doanh do UBND thị trấn Chờ giao cho Hội Cựu chiến binh quản lý. Sau đó, UBND thị trấn Chờ đã tự ý tách một phần diện tích khu đất và tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất trái quy định, thu hơn 5 tỷ đồng. Dù biết rõ chưa có Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thu hồi và chuyển mục đích sử dụng khu đất nhưng UBND thị trấn Chờ đã tự ý tổ chức bán đấu giá trái quy định.

Nguyễn Tuấn Anh (khi đó là Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Phong) đã đồng ý và chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp làm thủ tục xét cấp đất cho các người dân trúng đấu giá bằng hình thức giao đất ở tận dụng, nộp tiền sử dụng đất theo bảng giá đất ở do UBND tỉnh Bắc Ninh quy định.

Ngày 16/3/2010, căn cứ các Quyết định giao đất ở của UBND huyện Yên Phong, Vũ Văn Nam (khi đó là Trưởng Phòng Phòng Tài nguyên và Môi trường), Nguyễn Huy Hòa (khi đó là Chủ tịch UBND thị trấn Chờ) và Lê Tuấn Đạt (khi đó là cán bộ địa chính thị trấn Chờ) đã ký biên bản về việc giao đất ở trên thực địa cho những người đứng tên 6 lô đất nêu trên. Đến ngày 9/8/2010, Nguyễn Tuấn Anh đã ký cấp Sổ đỏ cho 6 lô đất nêu trên.

Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra đang tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi phạm tội của các bị can và những người liên quan.

>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Hàng loạt cán bộ bị khởi tố vì sai phạm đất đai

Nguồn: ANTV

Những vấn đề xung quanh luật đất đai và luật lâm nghiệp

(Kiến Thức) - Từ thực tiễn quản lý thời gian qua đã nhận thấy không ít những bất cập trong việc thực hiện 2 luật lâm nghiệp và đất đai.

Cụ thể, những bất cập trong hai luật lâm nghiệp và đất đai đó là về: Số liệu báo cáo về sử dụng đất lâm nghiệp và rừng luôn chênh nhau giữa các cơ quan có trách nhiệm về rừng và đất đai ở các địa phương; Quy hoạch đất lâm nghiệp luôn có vênh nhau và thiếu sự nhất quán ở các địa phương, dù quy hoạch này là cùng một thẩm quyền của HĐND và UBND các địa phương; Việc giao đất giao rừng đã trải qua cả quá trình dài, nhưng khi giao đất sau luật đất đai (nhất là sau 2003), thì tại rất nhiều địa phương đã không kế thừa những tài liệu cũ hoặc quá trình giao đất thì không kết hợp với giao rừng của ngành lâm nghiệp; Các cán bộ quản lý Lâm nghiệp và các chủ rừng luôn muốn có các quyết định sử dụng đất nhanh, trong khi đo đạc của ngành đất đai thì khá đắt đỏ và rất thiếu kinh phí để làm việc này.
Nhung van de xung quanh luat dat dai va luat lam nghiep
 Ảnh minh họa.
Tiếp đó, là bất cập do cách hiểu khác nhau về rừng và về việc sử dụng đất rừng mà theo các quy định về đất đai đưa diện tích đất rừng sản xuất vào diện chịu thuế hay phải thuê đất… Trong khi đây là việc không khả thi vì rừng sản xuất chỉ là một thuật ngữ phân chia giữa 3 loại rừng; rừng sản xuất (cả nước là trên 8 triệu ha) không có nghĩa là rừng kinh doanh hoàn toàn, rừng sản xuất trước hết là rừng (mà rừng tồn tại vì chức năng phòng hộ, môi trường là chủ yếu), còn là sản xuất vì so sánh với rừng phòng hộ thì rừng sản xuất có thể cho phép tác động, cho phép khai thác thông thoáng hơn…

Sai phạm đất đai: Kẽ hở nào... cựu Bí thư Bình Dương và các tỉnh bất chấp?

Luật Đất đai vẫn còn bất cập và kẽ hở nhưng nguyên nhân chính dẫn đến những vụ tham nhũng liên quan đến đất đai là do sự suy thoái đạo đức, phẩm chất, lòng tham không đáy của cán bộ, lãnh đạo một số địa phương.

Từ vụ việc ông Trần Văn Nam, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, bị cáo buộc chuyển nhượng khu đất 43 ha từ nhà nước sang tư nhân trái quy định, gây thất thoát hơn 1.060 tỷ đồng và trước đó, nhiều cán bộ cấp cao, lãnh đạo địa phương đã phải xộ khám do sai phạm liên quan đến đất đai, dư luận đặt câu hỏi: Kẽ hở nào khiến cựu Bí thư Bình Dương và lãnh đạo một số địa phương bất chấp?
Sai pham dat dai: Ke ho nao... cuu Bi thu Binh Duong va cac tinh bat chap?
Ông Trần Văn Nam, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương 

Hành trình phá án: Tử thi bên dòng suối tố cáo kẻ sát nhân máu lạnh

Nghi anh em cột chèo là ma lai (có bùa ngải) chuyên đi hại người nên nghi phạm đã dùng súng bắn chết nạn nhân. Toàn bộ vụ án ghê rợn này được ANTV dựng lại trong chương trình Hành trình phá án.

Hanh trinh pha an: Tu thi ben dong suoi to cao ke sat nhan mau lanh
 Sáng sớm 30/11/2015, cả thôn Krăng Gọ 1, xã Pró, H. Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng bàng hoàng bởi tin dữ: Ông Ka Nhất (1980, trú thôn Krăng Gọ, xã Pró) bị bắn chết tại suối Cát thuộc địa bàn thôn Pró Trong, xã Pró.

Tin mới