Bác sĩ hành nghề trong đại dịch Cái chết đen như thế nào?
Đại dịch Cái chết đen hoành hành ở nhiều nơi trên thế giới trong thế kỷ 14. Hậu quả là khoảng 75 - 200 triệu người thiệt mạng. Các bác sĩ thời kỳ này thường xuyên phải tiếp xúc với bệnh nhân nên có cách phòng bệnh đặc biệt.
Tâm Anh (theo History)
Xem toàn bộ ảnh
Cái chết đen là tên gọi của đại dịch bệnh dịch hạch hoành hành ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là khu vực châu Âu từ năm 1348 - 1350. Đây là một trong những đại dịch nguy hiểm nhất thế giới với tốc độ lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao.
Theo ước tính của các chuyên gia, đại dịch Cái chết đen đã cướp đi sinh mạng của khoảng 75 - 200 triệu người trên thế giới chỉ trong vòng 4 năm (từ năm 1347 - 1351).
Do thời đó y tế chưa phát triển nên việc khám chữa bệnh, phòng bệnh dịch hạch khá thô sơ. Nhiều người dân nhiễm bệnh rồi bệnh tình trở nặng rất nhanh. Một số người đang khỏe mạnh có thể tử vong chỉ sau vài ngày nhiễm bệnh.
Để chữa bệnh, một số người dân khi đó thực hiện các phương pháp như trích máu, đốt các loại thảo mộc thơm, tắm trong nước hoa hồng hoặc giấm...
Thậm chí, những người khỏe mạnh cố gắng tránh tiếp xúc với người mắc bệnh dịch hạch bằng mọi giá để không bị nhiễm bệnh.
Nhiều bác sĩ khi đó cố gắng tìm ra nguyên nhân cũng như cách điều trị bệnh. Do thường xuyên phải tiếp xúc với bệnh nhân nên họ phải tự tìm cách bảo vệ bản thân để tránh lây nhiễm.
Một số ghi chép cho rằng, các bác sĩ thời Trung cổ đã mặc bộ đồ "đặc biệt". Trong đó, họ đeo một chiếc mặt nạ hình mỏ chim, đội mũ rộng vành, đeo bao tay kín, mặc áo choàng dài màu đen che kín người và cầm theo một cây gậy.
Cây gậy này đóng vai trò như là cánh tay của bác sĩ nhằm tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
Mặt nạ hình mỏ chim được thiết kế trộn rơm, thảo dược, tinh dầu mà một số loại thuốc. Bác sĩ cũng bôi dầu, sáp khắp người vì tin rằng cách làm này sẽ hiệu quả trong phòng ngừa bệnh dịch hạch.
Mời độc giả xem video: Phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại nơi làm việc. Nguồn: THĐT1.