Bác sĩ làm điều này, bé 36 ngày tuổi chết thảm vì tắc ruột

Dù cháu bé sốt cao, có nhiều triệu chứng nguy hiểm, bác sĩ vẫn không tuân thủ các biện pháp điều trị tắc ruột cho trẻ sơ sinh.

Sự việc đau lòng xảy ra ở Thạch Gia Trang, Hà Bắc, Trung Quốc. Vào ngày xảy ra sự việc, hai vợ chồng cô Lưu đưa con trai mới 36 ngày tuổi của mình vào bệnh viện sản Hà Bắc để điều trị do bé bị ọc sữa, kém ăn.
Lúc này, bác sĩ khoa nhi chẩn đoán khả năng bé bị tắc ruột, đề nghị chuyển bé lên bệnh viện đa khoa tuyến trên để điều trị nhanh chóng, hiệu quả.
Hai vợ chồng cô Lưu lại đưa con vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh số 2 trực thuộc Bệnh viện Hà Bắc để điều trị. Đêm hôm đó, dù cháu bé sốt cao, có nhiều triệu chứng nguy hiểm, bác sĩ vẫn không tuân thủ các biện pháp điều trị tắc ruột cho trẻ sơ sinh (giải áp đường tiêu hóa, thụt tháo…) mà dặn hai vợ chồng đợi bác sĩ trực ca ngày đi làm rồi mới xử lý.
Bac si lam dieu nay, be 36 ngay tuoi chet tham vi tac ruot
 Cháu bé bị bác sĩ bỏ mặc suốt 9 tiếng, cuối cùng chết vì bỏ lỡ giờ vàng cấp cứu.
Đến sáng sớm ngày hôm sau, cháu bé phun ra phân từ mũi miệng, thậm chí bị choáng và hôn mê, hai vợ chồng lại hoảng hốt xin được cứu giúp và chuyển sang viện khác.
Thời điểm này, cháu bé mới được chuyển đến PICU (Đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ em) để cấp cứu. Vài tiếng sau, cháu bé được thông báo bệnh tắc ruột rất nguy kịch, diễn tiến nặng. Sau 19 giờ cấp cứu, các bác sĩ phải đầu hàng và tuyên bố cháu bé tử vong.
Quá đau lòng, hai vợ chồng cô Lưu làm đơn khiếu nại Bệnh viện Đa khoa tỉnh số 2 chậm điều trị đến 9 tiếng, lần đầu từ chối khám, điều trị cho cháu bé với lý do giao ca, lần hai từ chối vì bệnh nặng, khiến gia đình phải lao đao tự tìm phương pháp. Kết quả, vì điều trị chậm, bé đã qua đời.
Cô Lưu cho biết, trước sự ra đi của con trai, hai vợ chồng cô rất đau buồn nhưng họ tin rằng con có thể được trả lại công lý bằng các thủ tục tư pháp.
Thế nhưng, kết quả cuộc họp giám định sơ suất y khoa mới đây xác định, Bệnh viện Đa khoa tỉnh số 2 không phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, trách nhiệm chính vẫn thuộc về cha mẹ cháu bé vì đã không lựa chọn phương án tối ưu cho con.
Hai vợ chồng cô Lưu cảm thấy mất quá nhiều thời gian mà vẫn không thể có được công lý nên quyết định đăng sự việc lên mạng, mong nhờ sức mạnh của dư luận sẽ giúp đứa con bé nhỏ của cô có được một phán quyết công bằng và chính đáng.

Bệnh nhân gãy xương ngực bị khoan chân: Áp lực khiến bác sĩ nhầm?

(Kiến Thức) - Liên quan đến sự cố khoan nhầm cẳng chân cho bệnh nhân gãy đốt sống ngực, một số người dân tỏ ra cảm thông và cho rằng để xảy ra sự cố y khoa đáng tiếc này là do bác sĩ quá áp lực.

Trước đó, nam bệnh nhân Nguyễn Đức Th. 30 tuổi ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau bị tai nạn lao động được chẩn đoán gãy đốt sống ngực số 8. Tuy nhiên, khi chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM điều trị, bệnh nhân lại bị khoan nhầm cẳng chân.
Trước sự cố y khoa đáng tiếc trên, một độc giả có tên Ánh Dương (ở Hà Nội) chia sẻ đầy cảm thông rằng, tình trạng quá tải ở các bệnh viện lớn có thể khiến các y - bác sĩ, đội ngũ nhân viên y tế mệt nhoài, tình trạng nhầm lẫn y khoa vì thế đôi khi vẫn xảy ra. May mắn, trường hợp khoan nhầm cẳng chân đã được phát hiện kịp thời, không để lại hậu quả nghiêm trọng.

Gia đình 2 bệnh nhân tử vong ở bệnh viện Kangnam, EMCAS bãi nại

Gia đình 2 bệnh nhân tử vong sau phẫu thuật thẩm mỹ tại bệnh viện Kangnam và EMCAS đã có đơn bãi nại, không khiếu kiện.

Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM gửi Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, và UBND TP.HCM ngày 21/10, sau hai sự cố y khoa tại BV Kangnam và BV EMCAS, lãnh đạo hai bệnh viện này đã gặp gỡ gia đình bệnh nhân và phối hợp lo hậu sự. Gia đình 2 bệnh nhân cũng đã có đơn bãi nại và không khiếu kiện bệnh viện.

Tin mới