Bác sĩ lý giải khả năng bụi mịn có thể gây ung thư

Trong những ngày qua, Hà Nội bị bao phủ trong lớp bụi mờ mịt, cùng với chỉ số chất lượng không khí nhiều lần vượt ngưỡng nguy hiểm.

Trước tình trạng ô nhiễm không khí và khói bụi kéo dài, đặc biệt là bụi mịn xuất hiện không chỉ tại Hà Nội mà còn nhiều thành phố lớn khác trên cả nước, nhiều ý kiến lo ngại ô nhiễm kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân, thậm chí là gây ung thư.
Bac si ly giai kha nang bui min co the gay ung thu
 Bệnh nhân điều trị tại BV Phổi TW.
Lý giải về khả năng bụi mịn trong không khí có khả năng gây ung thư, BS. Nguyễn Ngọc Hồng, Trưởng Khoa bệnh phổi nghề nghiệp, Bệnh viện Phổi trung ương (BV Phổi TW) cho biết, bụi cũng có nhiều thành phần, trong đó có vô cơ, hữu cơ và thậm chí là bụi vi sinh vật. Bụi có kích thước dưới 50 micromet là bụi hô hấp và có thể xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, hệ thống cơ thể có thể ngăn chặn và loại trừ những “dị vật” xâm nhập. Với những hạt bụi kích thước nhỏ như PM2,5 và bụi mịn (dưới 1 micromet) có thể vượt qua hàng rào bảo vệ và xâm nhập thẳng vào cơ thể, đi vào máu và các cơ quan.
“Tùy tình huống và tính chất của bụi có thể gây ra nhiều bệnh lý khác nhau. Bụi càng độc hại càng dễ gây bệnh. Bụi kích thước càng nhỏ càng hay bụi vi sinh vật càng dễ gây bệnh. Vậy, bụi có thể gây ung thư hay không? Các chất gây ung thư thường là các chất hữu cơ. Nếu bụi xuất phát từ các chất hữu cơ mà có thể xâm nhập vào cơ thể, với một nồng độ nhất định và có thời gian tương tác với cơ thể, có thể gây đột biến tế bào thì có khả năng gây ung thư”, BS. Hồng nói.
Theo BS. Hồng, tình trạng ô nhiễm không khí kéo dài tại các đô thị lớn do khói bụi, xây dựng, xe cộ đông đúc, thời tiết… có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và đặc biệt người có hệ miễn dịch kém hoặc chưa phát triển hoàn toàn như người già, trẻ em, người mắc bệnh mãn tính, thì nên lưu ý tình trạng ô nhiễm này. 
“Khi dải quan trắc môi trường vượt ngưỡng báo động, thì những nhóm người này không nên ra khỏi nhà nếu không có việc cần thiết và luôn phải có biện pháp bảo vệ sức khỏe phù hợp. Những bệnh cần cảnh giác cao với tình trạng ô nhiễm không khí là các bệnh mãn tính như phổi tắc nghẽn mãn tính, hen ở trẻ em, tim mạch và tiểu đường, vì bệnh đều có thể tăng nặng, với thời gian điều trị kéo dài và chi phí y tế tăng cao, đặc biệt là bệnh phổi mãn tính. Môi trường ô nhiễm nghiêm trọng sẽ là một trong những yếu tố làm tăng nặng bệnh. Cơ thể con người có thể có nhiều biến động để đề kháng lại bụi xâm nhập, dẫn đến bệnh tăng năng. Đây là yếu tố bất lợi cho người bệnh”, BS. Hồng khuyến cáo
Theo bác sĩ, ô nhiễm không khí và bụi mịn có thể gây viêm nhiễm cấp tính đường thở và gây kích ứng các bệnh mãn tính xuất hiện sớm hơn so với dự định. Về lâu dài, nếu phải tiếp xúc liên tục với ô nhiễm và khói bụi, khiến cơ thể luôn luôn phải chiến đấu, thì đến một lúc nào đấy hệ thống miễn dịch sẽ bị suy yếu và yếu tố bệnh sẽ tăng nặng hơn.
Tại BV Phổi TW, số lượng người bệnh nhập viện những ngày gần đây không tăng rõ rệt, nhưng các bệnh nhân mãn tính có xu hướng nặng hơn, khả năng phục hồi kém hơn./.

Bụi mịn trong không khí ảnh hưởng sức khỏe thế nào?

(Kiến Thức) - Ô nhiễm khói bụi ở Hà Nội có thể ảnh hưởng nguy hại tới sức khỏe của nhóm người có sức đề kháng kém như người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh hô hấp.

Những ngày qua chỉ số chất lượng không khí (AQI) của Hà Nội và các tỉnh xung quanh, thông qua các ứng dụng đo thời tiết như AirVisual hay Pam Air đều ở ngưỡng rất cao,  thuộc nhóm xấu (từ 151-200), báo động đỏ ở hầu hết các vị trí trong nội thành.   
Tổ chức AirVisual, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực giám sát chất lượng không khí, đã công bố Báo cáo Chất lượng Không khí Toàn cầu 2018. Theo kết quả đó, Hà Nội có nồng độ bụi mịn PM 2.5 ở mức 40,8 μg/m3, là thành phố ô nhiễm thứ hai ở Đông Nam Á, sau Jakarta 45,3 μg/m3.

Không khí ô nhiễm, ăn gì để "làm sạch" phổi?

Làm sạch phổi hàng ngày sẽ giúp bảo vệ lá phổi khỏi bụn mịn và các tác nhân có hại có thể gây viêm phổi, ung thư và nhiều bệnh mãn tính nguy hiểm.

Khong khi o nhiem, an gi de
Ăn gì để làm sạch phổi trong tình trạng không khí ô nhiễm? 
Khi nói đến phổi thì mọi người thường nghĩ ngay đến những người thường xuyên hút thuốc, nhưng giờ đây có một tác hại còn khủng khiếp hơn nhiều khói thuốc đó là không khí ô nhiễm.
Bụi mịn PM2.5 trong không khí có khả năng luồn lách vào các túi phổi và tĩnh mạch phổi, gây nên những căn bệnh chết người như: bệnh hô hấp, tim mạch, ung thư.
Bụi mịn PM2.5 có kích cỡ siêu nhỏ, chỉ bằng 1/30 của sợi tóc nên được coi là sát thủ nguy hiểm nhất trong không khí bởi khả năng len lỏi sâu vào cơ thể, gây ra một loạt các bệnh nguy hiểm nói trên.
Vậy làm sao để bảo vệ phổi cũng như làm sạch khi phổi bị tổn thương bởi khói bụi? Liệu thực phẩm có giúp chúng ta giải độc và làm sạch phổi như những thông tin trên mạng xã hội?
Câu trả lời ở đây rất tiếc là không thể. Thực phẩm gần như không có chức năng làm sạch phổi. Chúng ta thường truyền tai nhau rằng những thực phẩm tốt cho phổi gồm: củ cải, nấm rơm, măng, quả lê, đu đủ, vỏ cam, hạnh nhân...
Nhưng thực tế những thực phẩm này chỉ có thể cung cấp dinh dưỡng và nuôi dưỡng phổi, còn việc làm sạch phổi thì không.
Khong khi o nhiem, an gi de
 
Thực phẩm này ít nhiều có tác động tới phổi, nhưng nó cũng chỉ tác dụng "thoáng qua" như ly nước lọc đổ qua phổi mà thôi. Những hạt bụi siêu mịn đã xâm nhập vào bên trong phổi, gây các kích thích, oxy hóa, viêm nhiễm và gây hại cho phổi thì điều này không thể giải quyết được bằng thực phẩm.
Khong khi o nhiem, an gi de
 

Tin mới