Bác sĩ mang thuốc giải độc pate Minh Chay về TP HCM

Những liều thuốc kháng độc tố botulinum đã được bác sĩ mang từ Hà Nội về TP HCM để phục vụ điều trị cho các bệnh nhân.
 

Trao đổi với Zing tối 12/9, PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng, Phó chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, cho biết những liều thuốc giải độc botulinum đầu tiên đã được ông mang về TP HCM.
Trước đó, ngày 11/9, PGS Thắng có buổi báo cáo khoa học tại hội nghị "Chương trình đào tạo liên tục: Cập nhật đột quỵ thiếu máu não" tại Hà Nội. Chiều cùng ngày, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai gặp ông và giao nhiệm vụ quan trọng: Vận chuyện thùng thuốc giải độc botulinum về điều trị cho các bệnh nhân ở miền Nam.
Với 6 liều thuốc giải độc được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tài trợ, mỗi lọ trị giá 8.000 USD, ông được lực lượng an ninh hỗ trợ để việc vận chuyển diễn ra thuận lợi.
Bac si mang thuoc giai doc pate Minh Chay ve TP HCM
 Thùng thuốc chứa 6 liều giải độc tố botulinum được chuyển về TP HCM.
Ngay trong đêm, PGS Thắng đã bàn giao thùng chứa thuốc giải cho đơn vị quản lý dược của Bệnh viện Nhân dân 115 để kịp thời chuyển đến các cơ sở y tế điều trị cho bệnh nhân.
Đến nay, TP.HCM ghi nhận 10 trường hợp ngộ độc botulinum trong pate Minh Chay. Trong đó, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM điều trị cho 2 bệnh nhân ở Long An. Bệnh viện Nhân dân 115 điều trị một phụ nữ ngụ Bình Dương. Bệnh viện Chợ Rẫy từng điều trị cho 7 trường hợp ngộ độc, hiện đơn vị này đang điều trị cho bệnh nhân 54 tuổi.
Những bệnh nhân trước đó được Bệnh viện Chợ Rẫy chuyển về điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa (2), Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai (3) và Bệnh viện Bà Rịa (1).
TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết sau khi thuốc giải độc botulinum được chuyển về Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ đã hội chẩn, đánh giá trường hợp nào cần sử dụng thuốc.
Nguyên nhân là thuốc giải này có tác dụng tốt nhất trong tuần đầu tiên nhiễm độc. Trong khi đó, số lượng thuốc giải không nhiều, bệnh viện cần dự trù để điều trị cho trường hợp ngộ độc mới.
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết giải độc botulinum được xếp vào nhóm “thuốc mồ côi”. Các quốc gia phải dự trữ chúng cùng các thuốc hiếm khác.
Trước đó, hai bệnh nhân ở Bệnh viện Bạch Mai được sử dụng thuốc giải nhập từ Thái Lan. Nước này chỉ dự trữ dưới 10 lọ. Nhãn thuốc ghi rõ là chỉ sử dụng từ kho dự trữ chiến lược quốc gia. Theo ông Nguyên, Việt Nam cần có kho thuốc dự trữ như vậy để bảo vệ sức khỏe toàn dân.

Dấu hiệu thực phẩm nhiễm botulinum - chất cực độc gây hại

Botulinum được đánh giá là một chất cực độc. Biểu hiện ngộ độc Botulinum có thể xuất hiện sau bữa ăn từ 12 – 36 giờ.

Mới đây, vụ việc nhiều người ăn một loại pate và bị ngộ độc phải đi cấp cứu với những triệu chứng như sụp mi, liệt cơ hô hấp, yếu tứ chi... đang được nhiều người quan tâm.

Nguyên nhân ban đầu được xác định là do loại pate này có nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum.

Vụ ngộ độc pate Minh Chay: Lỗ hổng ở đâu, ai chịu trách nhiệm?

“Ai chịu trách nhiệm vụ ngộ độc pate Minh Chay?” - đó là câu hỏi đã được phóng viên đặt ra tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 4/9. Khi vụ ngộ độc xảy ra khiến hàng chục bệnh nhân nhập viện, các cơ quan chức năng ráo riết vào cuộc, song người dân vẫn chưa rõ cơ quan nào chịu trách nhiệm chính. Lúc này, vấn đề có hay không sự chồng chéo trong quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm lại được đặt ra.

Vu ngo doc pate Minh Chay: Lo hong o dau, ai chiu trach nhiem?
Bệnh nhân ngộ độc pate Minh Chay rất nặng đang điều trị tại Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai)

Tin mới