“Bậc thầy” xứ Đất Mũi giúp chồn sinh sản sòn sòn

Chồn mướp trong tự nhiên chỉ sinh sản được từ 1-2 lần trong năm, tuy nhiên ông Nguyễn Văn Đấu (Cà Mau) có thể làm cho chồn sinh sản đến 3 lần.

Năm 2010, ông Nguyễn Văn Ðấu mua 1 cặp chồn mướp từ người bạn ở huyện U Minh đem về nuôi thử nghiệm. Mấy chục năm trước, ông Đấu đã được tiếp xúc với loài chồn mướp khi sống trong rừng, nên ông có được một ít kinh nghiệm nuôi con vật này.
“Bac thay” xu Dat Mui giup chon sinh san son son
Hiện ông Đấu có tổng đàn chồn khoảng 50 con. 
Theo ông Đấu, ban đầu ông cũng nghiên cứu cách cho ăn, xây dựng chuồng cho chồn để đạt hiệu quả cao. Sau 6 tháng nuôi chồn đẻ được 2 con, rồi ông tiếp tục nhân giống. Chỉ trong 5 năm (2010-2015) ông Ðấu mạnh dạn nghiên cứu, đầu tư và phát triển số lượng chồn mướp lên tới 37 con.
“Bac thay” xu Dat Mui giup chon sinh san son son-Hinh-2
 
Ông Ðấu chia sẻ: “Chồn mướp là loài khá dễ nuôi, lại có lợi nhuận cao. Thức ăn cho nó có thể tận dụng cá có sẵn trong vuông tôm. Ðặc biệt, tôi còn thay món, cho ăn thêm trái cây và ba khía để tăng thêm lượng dinh dưỡng cho chồn mướp. Do thức ăn có sẵn nên việc nuôi chồn mướp không tốn nhiều chi phí”.
Hiện chồn mướp con được hộ nuôi mua với giá 2,5 triệu đồng/con, chồn thương phẩm được các nhà hàng thu mua với giá 1,2 triệu đồng/kg. Mỗi tháng từ tiền bán chồn con và thương phẩm, ông Đấu thu về khoảng 50 triệu đồng.
Ðặc tính của chồn mướp là mỗi năm sinh sản 1-2 lần, nhưng hiện ông Ðấu đã ép giống và cho chồn sinh sản 3 lần/năm.
“Bac thay” xu Dat Mui giup chon sinh san son son-Hinh-3
Một con chồn con hơn 1 tháng tuổi, chuẩn bị tách bầy.
Nói về kỹ thuật để con chồn sinh được 3 lứa trong năm, ông Đấu lưu ý: “Ðến ngày chồn động đực, tôi bắt đầu cho chồn đực giao phối với chồn cái rồi ghi rõ ngày tháng. Sau khi phối giống khoảng 62-64 ngày chồn bắt đầu đẻ. Sau khi chồn đẻ khoảng 1 tháng 5 ngày là có thể tách chồn con ra khỏi con mẹ. Như vậy mỗi năm bình quân 1 con chồn cái đẻ được từ 10-12 chồn con”.
“Trong thời gian mới tách chồn con ra khỏi chồn mẹ mình phải tắm sạch cho chồn mẹ trong 3 ngày, mỗi ngày 1 lần. Sau đó, tiếp tục cho chồn mẹ ăn nhiều, bổ sung chất dinh dưỡng trong khoảng 5, 6 ngày rồi tiếp tục phối giống” - ông Đấu chia sẻ.
Ðối với kỹ thuật nuôi chồn mướp, ông Ðấu xây dựng chuồng cao khoảng 1m và rộng khoảng 0,5m. Chồn cái và chồn đực được nuôi chung thành 1 cặp từ nhỏ cho đến khi chồn đạt khoảng 1,5kg/con thì tách riêng ra. Chồn nuôi phải đảm bảo ánh sáng và thoáng mát nhằm hạn chế dịch bệnh.
Hiện nay, tổng đàn chồn của ông Đấu khoảng 50 con. Chính vì nuôi hiệu quả nên nhiều hộ nông dân các tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu… thường xuyên đặt cọc ông Ðấu để mua chồn mướp con. Theo ông Ðấu, cả chồn giống và chồn thịt, ông không đủ cung cấp cho các khách hàng trong và ngoài tỉnh.

Xem sản xuất cà phê đắt nhất thế giới

Một ly cà phê Kopi Luwak có giá tới 90 USD (gần 2 triệu đồng). Loại thức uống này có gì đặc biệt mà lại đắt nhất thế giới?
 

Cà phê Luwak Kopi còn được gọi là cà phê chồn. Loại cà phê hảo hạng này được bán với giá “cắt cổ”: Từ 35 đến 100 USD/ly (700.000-2 triệu đồng), trong khi một ly cà phê thông thường giá 2-5 USD (40.000-100.000 đồng).
Xem san xuat ca phe dat nhat the gioi

Bảng so sánh giá cà phê chồn và cà phê thông thường. 

Sở dĩ cà phê chồn có giá cao gấp mấy chục lần cà phê thường là do phương pháp sản xuất rất kỳ công, và đặc biệt với sự tham gia của bộ máy tiêu hóa của... chồn. Cà phê chồn được sản xuất từ những hạt cà phê đã được tiêu hóa bởi một loài vật mang tên Civet (loài vật giống như cầy hương ở Việt Nam).

Rùng rợn cảnh lột lông chồn làm áo khoác cho quý bà sành điệu

(Kiến Thức) - Đằng sau những chiếc áo khoác lông chồn lại là cảnh tượng kinh hoàng khiến không ít người hoảng sợ, thậm chí là bức xúc. 

Rung ron canh lot long chon lam ao khoac cho quy ba sanh dieu
 Cảnh tượng rùng rợn bên trong trang trại chồn tại Ba Lan cho người dùng phần nào thấy được quy trình sản xuất những chiếc áo khoác lông chồn hay mũ, găng tay. 
Rung ron canh lot long chon lam ao khoac cho quy ba sanh dieu-Hinh-2
 Mỗi năm trang trại chồn ở Ba Lan này giết khoảng 80.000 con chồn để lấy lông. 

Tin mới