Bác tin trẻ tử vong do ăn vải thiều

Vụ việc một trẻ tử vong, bốn trẻ nhập viện sau khi ăn vải là do các bé có thể bị viêm não chứ không phải do ăn vải như tin đã đồn.

Liên quan đến vụ việc một trẻ tử vong, 4 trẻ nhập viện sau khi ăn vải tại Cao Bằng, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), đã khẳng định “Không thể có chuyện ăn quả vải rồi tử vong. Mọi thông tin đưa ra cần chính xác và có kiểm chứng để không ảnh hưởng đến người trồng vải”. Các bé nhập viện với nhiều dấu hiệu của bệnh viêm não.
Theo ông Phong, quả vải đã được người dân trồng và sử dụng từ hàng trăm năm qua. Quả vải cũng có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Vì vậy, thông tin cho rằng, 1 cháu bé tử vong và 4 trẻ khác nguy kịch sau khi ăn vải là không chính xác.
“Tôi khẳng định không thể có chuyện ăn quả vải rồi tử vong. Mọi thông tin đưa ra cần chính xác và có kiểm chứng không để ảnh hưởng đến người trồng vải”, ông Phong nói. Trước đó, chiều ngày 8.6, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, 5 em nhỏ gồm Lý Văn Vừ (12 tuổi), Lý Thị Mái (9 tuổi), Lý Thị Hoa (10 tuổi), Lý Văn Trường (7 tuổi) và Lý Văn Long (4 tuổi) cùng ở xã Đa Thông (huyện Thông Nông) có dấu hiệu đau đầu, buồn nôn, mệt nhưng gia đình tự điều trị ở nhà.
Bac tin tre tu vong do an vai thieu
 Các bệnh nhi đang được cấp cứu tại BV Đa khoa Cao Bằng.

Đến chiều 9/6, khi em Lý Văn Vừ bị chết đột ngột, 4 em còn lại có dấu hiệu bệnh nặng, gia đình mới đưa đến BV huyện, rồi chuyển lên BV Đa khoa tỉnh Cao Bằng.

Gia đình cho biết, trước khi có triệu trứng và phát bệnh, cả 5 em đều ăn vải trồng tại nhà. Vì vậy, nhiều người cho rằng các em bị ngộ độc do ăn vải.

Thông tin trên được nhiều tờ báo và trang mạng đăng tải khiến người dân lo lắng, nhất là đang trong thời điểm thu hoạch vải.

Theo các bác sĩ, khi chuyển đến viện, cháu Lý Thị Mái và Lý Thị Hoa có biểu hiện thở ngáp, mắt lờ đờ, co giật, sốt. Ngay sau đó, các bác sĩ tiến hành hồi sức tích cực, hiện não vẫn phù nề, suy hô hấp và co giật; 2 bệnh nhân còn lại đã dần hồi phục và đang được điều trị tại khoa Truyền nhiễm.

Hiện các bệnh nhi được xác định là bệnh viêm não. Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh do đâu thì vẫn phải chờ kết quả xét nghiệm.

Bộ Y tế cảnh báo khẩn cấp các bệnh viêm não

(Kiến Thức) - Trước tình hình thời tiết nắng nóng gay gắt, Bộ Y tế đã ra công văn khẩn cảnh báo về nguy cơ bùng phát các bệnh viêm não.

Thời tiết nắng nóng gay gắt đang ảnh hưởng đến nhiều tỉnh, thành phố nước ta. Đây là một trong những nguyên nhân khiến số bệnh nhân mắc các bệnh viêm não, viêm màng não do vi-rút tăng lên.
Trước tình hình này, Bộ Y tế đã ra công văn khẩn cảnh báo về nguy cơ bùng phát các bệnh viêm não.

Xuất hiện 2 ca viêm não NB B đầu tiên trong năm nay

(Kiến Thức) - Theo thống kê của cục Y tế dự phòng, Bộ y tế, trong số 215 ca mắc viêm não trong tháng 5/2016, ghi nhận 2 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản B.

Tính riêng về con số mắc viêm não Nhật Bản B, so với cách đây gần 10 năm, khi bắt đầu triển khai tiêm chủng vacxin ngừa viêm não Nhật Bản B, tỉ lệ mắc viêm não Nhật Bản/tổng số mắc viêm não các loại thường ở mức 30%. Nhưng vào các tháng đầu năm 2016, tỷ lệ này đã giảm xuống còn xấp xỉ 1% là mức giảm rất đáng kể, đặc biệt là kể từ năm 2015 khi chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đưa vacxin này vào nhóm vacxin tiêm chủng thường xuyên tại trạm y tế xã phường.
Xuat hien 2 ca viem nao Nhat Ban B dau tien trong nam nay

 Tiêm phòng vacxin là biện pháp hiệu quả phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản B cho trẻ.

Bệnh viêm não Nhật Bản B nguy hiểm thế nào?

(Kiến Thức) - Bệnh viêm não Nhật Bản B có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vacxin, tuy nhiên bệnh có thể để lại những di chứng nặng nề, với tỷ lệ tử vong cao, từ 10 - 20%.

Viêm não Nhật Bản chiếm 10-15% số bệnh nhân viêm não ở Việt Nam
Viêm não Nhật Bản B là bệnh truyền nhiễm do virus cấp tính. Virus viêm não Nhật Bản có ái lực với tế bào thần kinh nên khi xâm nhập vào máu, chúng tấn công vào hệ thần kinh trung ương gây tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề.

Tin mới