Xem toàn bộ ảnh
Từ xưa, y học cổ truyền đã dùng mật động vật như mật gà, trâu, bò, lợn và thậm chí cả mật rắn để chữa bệnh. Mật động vật đều có vị đắng, chứa một số dưỡng chất có tác dụng giảm đau, chống viêm, tiêu sưng, kháng khuẩn... Ảnh: Xoanghoangphuc. |
Mật gấu. Đây là loại thuốc quý đứng đầu trong các loại mật động vật, chữa được nhiều bệnh hiệu quả. Mỗi lần dùng 0,5g mật gấu khô hòa cùng nước ấm, ngày dùng 3-4 lần mật gấu có thể chữa viêm tấy, tụ máu, bầm tím. Ảnh: Tienphong. |
Dùng mật gấu xoa bóp. Trong mật gấu có chất acid ursodesoxy cholic làm giảm sưng đau nhanh, do vậy mà nó được dùng để xoa bóp các vùng đau nhức. Có thể dùng 0,5-1g hòa vào 10ml rượu 45 độ để xoa bóp. Ảnh: Alobacsy. |
Đau mắt đỏ. Lấy 1-2g mật gấu khô mài với nước đun sôi để nguội, sau đó lọc sạch dùng nhỏ mắt hằng ngày. Dung dịch nước cất chứa 2-3% mật gấu dùng nhỏ mắt còn làm tan máu nhanh trong 2-3 ngày đối với trường hợp xuất huyết dưới kết mạc do chấn thương hoặc biến chứng của bệnh sởi, cúm, ho gà. Ảnh: Yduocvietnam. |
Mật lợn có tác dụng chủ yếu là giảm đau, diệt khuẩn, tiêu viêm và làm lành các vết thương. Nếu dùng mật khi còn tươi sẽ rất đắng, do đó để dễ uống và dễ bảo quản thì người ta cô đặc mật lợn thành cao dùng dần. Ảnh: Tinvn. |
Chữa đau dạ dày, viêm đại tràng. Dùng mật lợn cô đặc bằng cách thủy và thêm tá dược vắt thành viên để uống. Ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 0,5-1g, trước bữa ăn 1-2 giờ. Hoặc dùng 50g mật ong trộn 1g mật lợn, ngày uống 2-3 lần trước bữa ăn 1-1,5 giờ. Ảnh: Tamsugiadinh. |
Trị táo bón. Dùng bột cao mật lợn khô trộn cùng tá dược vo viên 0,1g. Người lớn mỗi ngày uống 6-12 viên chia làm 2 lần sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ. Trường hợp táo bón nặng có thể dùng ngày đầu 20 viên và sau đó giảm dần. Ảnh: Chuaviemdaudaday. |
Chữa viêm xoang. Dùng dịch mật lợn, lọc loại hết sỏi và cô đặc cách thủy (hoặc sấy sền sệt). Dùng dịch này trộn cùng thân và lá hoắc hương đã phơi khô tán bột, chi thành viên khoảng 3g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên với nước ấm. Ảnh: Alobacsy. |
Viêm đại tràng. Đầu tiên, rửa và ngâm mật lợn trong nước muối để sát khuẩn, sau đó lọc lấy dịch mật bằng một túi vải sạch. Tiếp theo là đun cách thủy đến khi tạo thành cao lỏng thì lấy ra và sấy dưới nhiệt độ 70 cho đến khi nó khô. Tán thành bột sẽ được cao khô. Mỗi ngày người bệnh uống từ 0,5-2g tùy theo thể trạng của mình. Ảnh: Giadinh. |
Mật gà trị ho. Dùng mật gà lọc kỹ trộn cùng bột của các vị như bách bộ hoặc trần bì, hoặc xuyên bối mẫu để trị ho hen. Ảnh: Thoibao. |
Chữa hen sữa ở trẻ nhỏ. Dùng 10 cái mật gà, 1 củ nghệ già phơi khô và sao giòn, giã nhỏ rây bột mịn, 1 miếng phèn chua gấp 3 lần hạt ngô rang khô tán bột. Trộn đều mật gà với hai nguyên liệu trên vo thành viên. Ngày cho bé uống 10 viên trước khi đi ngủ. Ảnh: Hoidapbacsy. |
Liệt dương. Dùng mật gà trống 1 cái, mật cá chép 1 cái, trứng chim sẻ 1 quả. Rút dịch mật trộn với trứng chim rồi uống 1 lần trong ngày. Ảnh: Healthplus. |
Mật rắn. Có vị ngọt, không đắng với nhiều dược chất như cholesterin, các axít palmitic, stearic, cholic... tác dụng giảm ho giảm đau, vì thế mà nó được dùng với nhiều vị thuốc khác nhau. Ảnh: Yduocvietnam. |
Chữa viêm khớp. Với bệnh đau khớp có triệu chứng nhức xương, đỏ ở các khớp xương, đau khi trời lạnh thì có thể dùng mật của 3 loại rắn hổ mang, cạp nong hoặc cạp nia và rắn ráo để ngâm với rượu 20ml rượu 20 độ để uống 3 lần trong ngày. Ảnh: Baogiaothong. (Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi sử dụng bài thuốc, bạn vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ). |