Bài thuốc từ thực phẩm có màu đen chữa bệnh tốt thế nào?

Bài thuốc từ thực phẩm có màu đen chữa bệnh tốt thế nào?

(Kiến Thức) - Những thực phẩm có màu đen như vừng đen, đỗ đen, tiêu đen... tạo thành những bài thuốc chữa bệnh rất tốt.

Xem toàn bộ ảnh
1. Tỏi đen: Giúp bảo vệ tim mạch, ổn định huyết áp, kiểm soát tiểu đường, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch: Tỏi đen nguyên củ, bóc vỏ ăn trực tiếp với liều lượng từ 1-3 củ/ngày rất tốt cho sức khỏe. Ảnh: Tỏi đen Phương Anh.
1. Tỏi đen: Giúp bảo vệ tim mạch, ổn định huyết áp, kiểm soát tiểu đường, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch: Tỏi đen nguyên củ, bóc vỏ ăn trực tiếp với liều lượng từ 1-3 củ/ngày rất tốt cho sức khỏe. Ảnh: Tỏi đen Phương Anh.
Bạn có thể ngâm thực phẩm có mùa đen này với rượu nếp nguyên chất không có cồn. Uống mỗi ngày ít nhất một lần, mỗi lần 50 ml cũng phát huy hết công dụng tốt với sức khỏe. Ảnh: Tỏi đen Phương Anh.
Bạn có thể ngâm thực phẩm có mùa đen này với rượu nếp nguyên chất không có cồn. Uống mỗi ngày ít nhất một lần, mỗi lần 50 ml cũng phát huy hết công dụng tốt với sức khỏe. Ảnh: Tỏi đen Phương Anh.
2. Vừng đen. Chữa viêm đại tràng mãn tính: Vừng đen 40g rang bốc mùi thơm và 1 bát mật mía, mỗi lần uống 1 thìa canh vừng trộn lẫn với 1/3 thìa canh mật, uống ngày 2 lần, uống liên tục trong một tháng. Ảnh: Báo phụ nữ.
2. Vừng đen. Chữa viêm đại tràng mãn tính: Vừng đen 40g rang bốc mùi thơm và 1 bát mật mía, mỗi lần uống 1 thìa canh vừng trộn lẫn với 1/3 thìa canh mật, uống ngày 2 lần, uống liên tục trong một tháng. Ảnh: Báo phụ nữ.
Sản phụ thiếu máu, thiếu sữa: Vừng đen sao qua, giã nhỏ cho thêm ít muối ăn hàng ngày cho lợi sữa. Ăn chung với cơm hoặc nấu cháo với nếp. Ảnh: Phụ Nữ Việt Nam.
Sản phụ thiếu máu, thiếu sữa: Vừng đen sao qua, giã nhỏ cho thêm ít muối ăn hàng ngày cho lợi sữa. Ăn chung với cơm hoặc nấu cháo với nếp.
Ảnh: Phụ Nữ Việt Nam.
3. Đỗ đen. Trị đau lưng: đậu đen 100g, giã giập, cho vào ít giấm xào cho nóng lên để âm ấm, đắp vào vùng lưng đau, có thể để qua đêm. Hay đậu đen 50g, đuôi heo hoặc đuôi bò 1 cái. Hầm thật nhừ, ăn cả nước lẫn cái. Ảnh: Thầy thuốc của bạn.
3. Đỗ đen. Trị đau lưng: đậu đen 100g, giã giập, cho vào ít giấm xào cho nóng lên để âm ấm, đắp vào vùng lưng đau, có thể để qua đêm. Hay đậu đen 50g, đuôi heo hoặc đuôi bò 1 cái. Hầm thật nhừ, ăn cả nước lẫn cái. Ảnh: Thầy thuốc của bạn.
Trị chứng viêm gan mạn: Ngoài những thuốc đặc trị, nên dùng 100g đậu đen nấu lấy nước uống thường xuyên có tác dụng giải được độc tố trong gan ra ngoài. Ảnh: Bệnh gan.
Trị chứng viêm gan mạn: Ngoài những thuốc đặc trị, nên dùng 100g đậu đen nấu lấy nước uống thường xuyên có tác dụng giải được độc tố trong gan ra ngoài. Ảnh: Bệnh gan.
Trị phù thũng do thận hư yếu: Đậu đen 100g, rễ cỏ tranh 15g. Nấu với 1 lít nước, uống dần trong ngày. Có thể uống lâu dài cho đến khi khỏi bệnh. Ảnh: Bệnh thoái hóa cột sống.
Trị phù thũng do thận hư yếu: Đậu đen 100g, rễ cỏ tranh 15g. Nấu với 1 lít nước, uống dần trong ngày. Có thể uống lâu dài cho đến khi khỏi bệnh. Ảnh: Bệnh thoái hóa cột sống.
4. Hạt tiêu đen. Trị chứng lạnh bụng, nôn ói: 12g hạt tiêu nguyên hạt, 1lít rượu trắng 40 độ (nên dùng rượu nếp); ngâm hạt tiêu trong rượu, uống 2 lần/ngày trước bữa ăn, mỗi lần một chén nhỏ. Có tác dụng làm ấm bụng, giảm các triệu chứng buồn nôn, lạnh bụng. Ảnh: Chuyengiayte.
4. Hạt tiêu đen. Trị chứng lạnh bụng, nôn ói: 12g hạt tiêu nguyên hạt, 1lít rượu trắng 40 độ (nên dùng rượu nếp); ngâm hạt tiêu trong rượu, uống 2 lần/ngày trước bữa ăn, mỗi lần một chén nhỏ. Có tác dụng làm ấm bụng, giảm các triệu chứng buồn nôn, lạnh bụng. Ảnh: Chuyengiayte.
Trị viêm thận: 7 hạt tiêu, 1 quả trứng gà. Chọc một lỗ nhỏ ở quả trứng rồi nhét hạt tiêu vào. Dùng bột mì bịt kín lỗ thủng. Bọc quả trứng vào trong một tờ giấy ướt rồi đem cách thủy. Cứ 3 ngày ăn một lần. Ăn liên tục 10 ngày. Ảnh: Chữa bệnh thận.
Trị viêm thận: 7 hạt tiêu, 1 quả trứng gà. Chọc một lỗ nhỏ ở quả trứng rồi nhét hạt tiêu vào. Dùng bột mì bịt kín lỗ thủng. Bọc quả trứng vào trong một tờ giấy ướt rồi đem cách thủy. Cứ 3 ngày ăn một lần. Ăn liên tục 10 ngày. Ảnh: Chữa bệnh thận.
5. Mộc nhĩ đen: Dưỡng âm chỉ huyết, thường dùng để phòng chống các chứng xuất huyết: Mộc nhĩ 15 - 30g, ngâm nước ấm cho nở hết cỡ rồi rửa sạch, hầm nhừ, chế thêm một chút đường trắng, ăn trong ngày. Ảnh: Báo Mới.
5. Mộc nhĩ đen: Dưỡng âm chỉ huyết, thường dùng để phòng chống các chứng xuất huyết: Mộc nhĩ 15 - 30g, ngâm nước ấm cho nở hết cỡ rồi rửa sạch, hầm nhừ, chế thêm một chút đường trắng, ăn trong ngày. Ảnh: Báo Mới.
Tán ứ chỉ huyết, dùng cho phụ nữ bị rong kinh: Mộc nhĩ 60g, huyết dư thán 10g. Mộc nhĩ sao tới khi bốc khói là được, hai thứ tán bột, trộn đều, mỗi ngày uống 6 - 10g với nước ấm hoặc có pha một chút giấm thanh. Ảnh: Khám phụ khoa. (Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, trước khi sử dụng bài thuốc, bạn vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ).
Tán ứ chỉ huyết, dùng cho phụ nữ bị rong kinh: Mộc nhĩ 60g, huyết dư thán 10g. Mộc nhĩ sao tới khi bốc khói là được, hai thứ tán bột, trộn đều, mỗi ngày uống 6 - 10g với nước ấm hoặc có pha một chút giấm thanh. Ảnh: Khám phụ khoa. (Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, trước khi sử dụng bài thuốc, bạn vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ).

GALLERY MỚI NHẤT