Những quy định mới về nhập khẩu ôtô có trong Nghị định 116/2017/NĐ-CP không chỉ ảnh hưởng đến thị trường xe đã qua sử dụng nhập khẩu mà hơn thế nữa, còn có những quy định thực sự gây “trở ngại” cho việc nhập khẩu ôtô mới (chưa qua sử dụng). Vướng mắc liên quan đến các thủ tục này khiến hàng loạt các thương hiệu ôtô hiện có mặt tại Việt Nam như Toyota, Ford… đã tạm dừng nhập khẩu xe, do không thể đáp ứng nổi các yêu cầu mới.
Chính vì vậy, trong thời gian cuối năm này, do sự khan hiếm nguồn cung, đối với các mẫu xe nhập khẩu như Toyota Fortuner, Ford Everest…, khách hàng phải trả thêm những khoản tiền (mang danh lắp đặt thiết bị) cho việc mua xe, ngoài giá bán đã công bố.
Nghị định 116/2017/NĐ-CP khiến ôtô nhập bị đội chi phí lên cả trăm triệu đồng, thay vì được giảm theo các quy định mới từ 2018.
Những khó khăn này, không chỉ bằng việc tạm dừng nhập khẩu ôtô, các thành viên Hiệp hội sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) đã 4 lần gửi kiến nghị tới Văn phòng Chính phủ cùng các bộ ngành liên quan với các kiến nghị khá quyết liệt: Tạm hoãn thi hành các quy định đối với nhập khẩu ôtô có trong Nghị định 116 ít nhất 6 tháng, sửa đổi yêu cầu của giấy chứng nhận kiểu loại ở nước ngoài, thay đổi quy định với yêu cầu kiểm định đối với từng lô xe nhập khẩu và cuối cùng là bỏ yêu cầu về đường thử xe (dài 800m).
Vừa qua, Bộ GTVT đã tổ chức cuộc họp lấy ý kiến các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu ôtô về dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 116 quy định về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ôtô. Và đề nghị đã có tại cuộc đối thoại giữa Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản với Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng (ngày 13/12/2017) về việc xin phép lùi thời gian thực hiện Nghị định 116 một lần nữa được nhắc lại; Có nên cho phép doanh nghiệp tự chứng nhận kiểu loại? đề xuất việc kiểm định xe theo lô có giá trị trong vòng 6 tháng.
Có nên cho phép doanh nghiệp tự chứng nhận kiểu loại? đề xuất việc kiểm định xe theo lô có giá trị trong vòng 6 tháng.
Tại cuộc gặp này, một số ý kiến đã được các công ty sản xuất đưa ra, như quy định về cơ quan kiểm tra lấy mẫu xe ngẫu nhiên trong lô xe nhập khẩu, khó khăn về thực hiện thủ tục thông quan đối với các doanh nghiệp nhập khẩu xe ở phía Nam (hiện việc kiểm định xe mới chỉ thực hiện tại Hà Nội).
Nội dung quan trọng nhất mà ban soạn thảo (Thông tư hướng dẫn thực hiện các quy định tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP) cùng các doanh nghiệp có được sự đồng thuận là việc cho phép sử dụng kết quả thử nghiệm xe nhập khẩu theo lô sẽ có giá trị trong vòng 6 tháng đối với những mẫu xe cùng chủng loại, thay vì phải kiểm định theo từng lô như cách hiểu hiện nay. Kết thúc cuộc gặp này, lãnh đạo Bộ Giao Thông Vận tải cho biết Thông tư hướng dẫn sẽ được ban hành trước ngày 1/1/2018.
Nghị định 116/2017/NĐ-CP ban hành ngày 17/10/2017 có hai nội dung cần hướng dẫn thực hiện, bao gồm: Quy định đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước và quy định về ôtô nhập khẩu chưa qua sử dụng. Hiện cơ quan soạn thảo (Bộ Giao thông Vận tải) đang tích cực tiếp thu để xây dựng dự thảo Thông tư trên tinh thần làm rõ các quy định tại Nghị định. Trong trường hợp vướng mắc, vượt thẩm quyền, Bộ sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét.
Bài toán Nghị định 116 có được giải trước thềm 2018?
(Kiến Thức) - Những quy định trong Nghị định 116/2017/NĐ-CP khiến ôtô nhập bị đội chi phí lên cả trăm triệu đồng, thay vì được giảm theo các quy định mới từ 2018.