Bài văn khấn mùng 1, ngày rằm chuẩn nhất

Theo phong tục lâu đời, nhân dân ta đều cúng vào ngày rằm và mồng một hàng tháng. Đây là phong tục không nhà nào là không cúng. Cùng xem 2 khung giờ "đắc tài đắc lộc" cúng rằm hàng tháng và bài văn khấn chuẩn nhất trong bài viết dưới đây:

1. Khung giờ vàng cúng rằm hàng tháng
Dân gian cho rằng các vị thần thường dùng bữa sớm, chính vì vậy mà bạn phải xác định mình muốn cúng sáng hay chiều.
* Nếu là chiều 14, chiều 15 âm: Xong trước 6h – 7h tối
* Sáng 15 âm: Xong trước 9h – 10h
2. Lựa chọn vị trí cúng rằm
Bai van khan mung 1, ngay ram chuan nhat
Ảnh minh họa. 
Vị trí cúng rằm cũng không cần cầu kì lựa chọn như ngày cúng rằm tháng Giêng và ngày cúng rằm tháng 7. Theo thông lệ, cúng rằm hàng tháng sẽ cúng tại khu vực trước bàn thờ tổ tiên và bàn thờ thần linh. Mâm cúng rằm và các vật cúng được đặt ở dưới bàn thờ. Văn khấn cúng rằm cũng cần được chuẩn bị trước để khi cúng sẽ không làm mất lòng bề trên.
3. Văn khấn mùng 1 và ngày rằm cúng Thổ Công và các vị Thần
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
- Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Đông Thần Quân
- Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
- Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
- Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là: ……………………………
Ngụ tại: ………………………………
Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
(Bài viết chỉ mang tính tham khảo)

Văn khấn ngày mùng 1 Tết Mậu Tuất 2018 chuẩn nhất

Theo phong tục, sau bữa cơm cúng Giao thừa để tiễn năm cũ, đón năm mới với nhiều điều tốt đẹp, sáng mùng 1 Tết các gia đình người Việt đều chuẩn bị bữa cơm cúng trang trọng.

Chiều 30 Tết có lễ cúng tất niên, tức là cúng trình với ông bà, tổ tiên năm cũ đã hết. Đêm 30 cúng giao thừa, thời điểm chuyển tiếp năm cũ sang năm mới.
Sáng mùng 1 Tết là cúng tết Nguyên đán, nghĩa là cúng sáng sớm của một ngày đầu năm. Chiều mùng 1 Tết cúng Tịch điện, tức là cúng cơm chiều. Ngày mùng 2 Tết có 2 lễ cúng, buổi sáng cúng mời tổ tiên gọi là Chiêu điện, buổi chiều cúng Tịch điện. Ngày mùng 3 là ngày cuối của tết, nên cúng Tạ Ông vải, với ý nghĩa 4 ngày tết đã đầy đủ.

Văn khấn cúng gia tiên Rằm tháng Chạp chuẩn nhất

Văn khấn cúng gia tiên Rằm tháng Chạp chuẩn nhất để đón tài rước lộc vào nhà - gia đình nào cũng cần tham khảo ngay!

Rằm tháng Chạp không phải là một ngày rằm đặc biệt trong năm, nhưng đây là ngày rằm cuối cùng, nhiều người dân Việt Nam rất coi trọng ngày này như một ngày tổng kết cho một năm và cũng là bước chuẩn bị trước ngày Tết Nguyên đán cận kề.

Tin mới