Bamboo Airways “sinh sau đẻ muộn”, dính “bão” Covid-19... gặp khó thêm khó?

(Kiến Thức) - Mặc dù “sinh sau đẻ muộn”, dính “bão” Covid-19 gặp thêm khó khăn nhưng hãng hàng không Bamboo Airways của ông Trịnh Văn Quyết vẫn có chiến lược “thoát hiểm” độc đáo riêng ở cả thị trường nội và ngoại địa.

Ngành hàng không Việt Nam đang bị điêu đứng, thiệt hại lên đến hai con số là do ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh virus Covid-19. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh này buộc hầu hết các hãng hàng không trong nước phải giảm tần suất khai thác, hủy chuyến hoặc ngừng khai thác bay giữa Việt Nam đến thành phố của các nước đang có ổ dịch Covid-19 như Trung Quốc, Hàn Quốc và ngược lại do vắng khách.
Bamboo Airways “sinh sau de muon”, dinh “bao” Covid-19... gap kho them kho?
 Bamboo Airways hiện chưa khai thác đường bay nào đến Trung Quốc đại lục.
Trong khi, các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ “phá sản”, thì hãng hàng không Bamboo Airways của Tập đoàn FLC dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng lại có chiến lược “thoát hiểm” độc đáo riêng.
Theo hãng, Bamboo Airways với kế hoạch phát triển mạng lưới 25 đường bay quốc tế trong năm 2020 của hãng không bị ảnh hưởng nhiều.
Đặc biệt, ngày 2/3/2020, Bamboo Airways đã ký kết với sân bay Munich với kì vọng sẽ thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, xúc tiến các đường bay thẳng kết nối Việt Nam - CHLB Đức, đồng thời đẩy mạnh kế hoạch mở rộng mạng bay tới Châu Âu của hãng.
Bamboo Airways “sinh sau de muon”, dinh “bao” Covid-19... gap kho them kho?-Hinh-2
 Đại diện lãnh đạo Bamboo Airways và sân bay Munich trao MoU.
Với thị trường nội địa, Bamboo Airways đã và đang ráo riết mở mới hàng loạt đường bay như: TP HCM - Buôn Ma Thuột, TP HCM - Phú Quốc, TP HCM - Chu Lai, Hà Nội - Pleiku, Hà Nội - Tuy Hòa, Hải Phòng - Buôn Ma Thuột, Vinh - Nha Trang…
Hãng cũng tiến hành tăng chuyến ở nhiều đường bay trọng điểm có nhu cầu lớn, điển hình là đường bay trục Hà Nội - TP HCM. Ngoài ra, Bamboo Airways đã ra thông báo tăng số lượng chuyến bay lên 36 chuyến bay/ngày, trong tất cả các khung giờ từ 0:05 đến 23:50 để phục vụ hành khách trên trục bay vàng nhộn nhịp này (từ ngày 15/2).
Không chỉ vậy, để đảm bảo an toàn cho hành khách, Bamboo Airways còn điều chỉnh tiêu chuẩn dịch vụ trên không. Theo đó, hãng sẽ tạm dừng phục vụ các suất ăn, chỉ cung cấp dịch vụ mời nước uống trên tất cả đường bay nội địa và quốc tế.
“Đây là nỗ lực làm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh thông qua các công cụ dụng cụ, vật tư vật phẩm trên chuyến bay, Bamboo Airways mong nhận được sự thấu hiểu và ủng hộ của hành khách”, hãng Bamboo Airways thông tin.
Thêm một điểm đáng chú ý khác nữa là việc Bamboo Airways ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược trong lĩnh vực du lịch – hàng không đối với Công ty Cổ phần Vinpearl thuộc Tập đoàn Vingroup (hôm 27/2/2020).
Theo thỏa thuận, hai doanh nghiệp sẽ phối hợp triển khai các sản phẩm hàng không, giải trí - nghỉ dưỡng, trong đó hành khách sẽ di chuyển bằng máy bay của Bamboo Airways đến các điểm đến du lịch của Vinpearl trên toàn Việt Nam.
Bên cạnh đó, Bamboo Airways tiếp tục cùng Vinpearl hợp tác đầu tư và phát triển đường bay nội địa và quốc tế đến các điểm đến của Vinpearl theo hình thức thường lệ và thuê chuyến, hướng đến tăng trưởng du khách quốc tế chủ động từ các thị trường chiến lược của Vinpearl tại Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc.
Theo tìm hiểu của PV, kết thúc năm 2019, Bamboo Airways thực hiện gần 20.000 chuyến bay, vận chuyển xấp xỉ 3 triệu lượt khách, đạt tỷ lệ đúng giờ trung bình trên 94% cả năm. Trong đó, chỉ tính riêng trong tháng 12/2019 Bamboo Airways đã nắm giữ 12,3% thị phần hàng không, đồng thời công bố mức lãi trước thuế đạt 303 tỷ đồng. Tết Nguyên đán 2020, hãng đã cung ứng gần 15% tải hàng không nội địa, cho thấy sự bứt phá rõ rệt trên đường đua giành thị phần.
Bamboo Airways đang nhắm tới nắm giữ 30% thị phần hàng không nội địa trong năm 2020, mở rộng quy mô mạng bay lên 85 đường bay, trong đó có 60 đường bay nội địa và 25 đường bay quốc tế, mở rộng đội bay dự kiến lên 100 máy bay từ 25 máy bay hiện tại, bao gồm 12 máy bay thân rộng Boeing Dreamliner 787-9.

Lộ ảnh thật đầu tiên về máy bay của Bamboo Airways

(Kiến Thức) - Hình ảnh đầu tiên về máy bay của Bamboo Airways xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy máy nay thuộc dòng Airbus A320-200 mang số hiệu TC-JPD, có cả dòng chữ FLC Group. 

Lo anh that dau tien ve may bay cua Bamboo Airways
Ngày 23/10, trên trang Facebook cá nhân, ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC đã đăng tải những hình ảnh  đầu tiên của chiếc máy bay Airbus khoác áo thương hiệu Bamboo Airways. Ảnh: FB Trinh Van Quyet. 

Thủ tướng đồng ý đề nghị cấp phép bay cho Bamboo Airways

(Kiến Thức) - Thủ tướng Chính phủ chính thức đồng ý với đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải về việc cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH Hàng không Tre Việt - đơn vị sở hữu hãng hàng không Bamboo Airways, thành viên Tập đoàn FLC.

Quyết định này được ban hành sau cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 8/11 về việc cấp phép bay cho Bamboo Airways do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, với sự tham gia ý kiến của các bộ, ngành và địa phương liên quan: Giao thông Vận tải, Quốc phòng, Khoa học và công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tư pháp, Tài nguyên và môi trường, Tài chính, Công an, Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam...

Bamboo Airways chính thức nhận giấy phép bay

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 12/11/2018, Bộ Giao thông Vận tải chính thức cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH Hàng không Tre Việt - đơn vị sở hữu hãng hàng không Bamboo Airways, thành viên của Tập đoàn FLC.

Giấy phép này được ban hành sau cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 8/11 về việc cấp phép bay cho Bamboo Airways do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, với sự tham gia ý kiến của các đơn vị liên quan: Giao thông Vận tải, Quốc phòng, Khoa học và công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tư pháp, Tài nguyên và môi trường, Tài chính, Công an, Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam...

Tin mới