Ban Bí thư yêu cầu sớm chấm dứt tình trạng đưa người đi lao động nước ngoài trái phép

Ban Bí thư yêu cầu công khai, minh bạch các khoản phí, hướng đến giảm chi phí cho người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài; đồng thời sớm chấm dứt tình trạng đưa người dân đi lao động ở nước ngoài trái phép.

Ban Bí thư vừa ban hành Chỉ thị số 20 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới.

Ban Bi thu yeu cau som cham dut tinh trang dua nguoi di lao dong nuoc ngoai trai phep

Ban Bí thư ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước.

Chỉ thị nêu rõ, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 16 của Ban Bí thư khoá XI, công tác đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xoá đói, giảm nghèo, xây dựng quê hương, đất nước, quảng bá hình ảnh và những giá trị tốt đẹp của đất nước, văn hoá, con người Việt Nam đến cộng đồng quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài vẫn còn một số bất cập. Tình trạng người lao động đi làm việc ở nước ngoài trái phép, vi phạm pháp luật của nước sở tại, bỏ hợp đồng, hoặc khi hết hạn hợp đồng không về nước chậm được khắc phục; năng lực của một số tổ chức, doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, cạnh tranh không lành mạnh...

Để thực hiện hiệu quả công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, Ban Bí thư yêu cầu công khai, minh bạch các khoản phí, hướng đến giảm chi phí cho người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài. Các cơ quan, đơn vị cần có chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động, ưu tiên quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, hộ nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài; sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực này khi hết thời hạn làm việc ở nước ngoài trở về tham gia thị trường lao động trong nước.

Ngoài ra, Ban Bí thư yêu cầu xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin quản lý người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Quy định cơ chế cung cấp, thiết lập cơ sở dữ liệu, chia sẻ thông tin, liên thông đồng bộ dữ liệu người lao động làm việc ở nước ngoài giữa các ngành lao động - thương binh và xã hội, công an, ngoại giao với các địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp có liên quan. Chủ động đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn sự chống phá của các thế lực thù địch liên quan đến công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Ban Bí thư giao Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Chỉ thị; ban hành chiến lược đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản dưới luật có liên quan; nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, sớm chấm dứt tình trạng đưa người dân đi lao động ở nước ngoài trái phép, người lao động vi phạm pháp luật nước sở tại, hoặc tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật. 

Điểm loạt cán bộ xin rút ứng cử ĐBQH sau đó bị kỷ luật, khởi tố

Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật đại tá Nguyễn Thế Anh - Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Kiên Giang.

Diem loat can bo xin rut ung cu DBQH sau do bi ky luat, khoi to

Đại tá Nguyễn Thế Anh mới bị đề nghị kỷ luật từng xin rút khỏi danh sách ứng cử ĐBQH: Tại kỳ họp thứ 12 mới đây, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật Đại tá Nguyễn Thế Anh, Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Kiên Giang. 

Diem loat can bo xin rut ung cu DBQH sau do bi ky luat, khoi to-Hinh-2

Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận, Ban Thường vụ Đảng ủy BĐBP tỉnh Kiên Giang đã vi phạm nguyên tắc của Đảng và Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có lãnh đạo chủ chốt và chỉ huy các đơn vị trực thuộc suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trong công tác cán bộ; trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, đất quốc phòng, đầu tư xây dựng; trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. 

Tổng Bí thư: “Khắc phục tình trạng tỉnh nào cũng xin cơ chế, chính sách đặc thù, ưu đãi riêng”

Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần khắc phục tình trạng tỉnh nào cũng xin cơ chế, chính sách đặc thù, ưu đãi riêng, không phù hợp.

Ngày 15/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gợi mở, nhấn mạnh và làm rõ them một số vấn đề. Tập trung vào trả lời 3 câu hỏi: Vì sao vào lúc này Bộ Chính trị lại bàn và ra Nghị quyết về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045? Những ý tưởng mới, tinh thần mới, nội dung mới của Nghị quyết lần này là gì? Chúng ta cần làm gì và làm như thế nào để tổ chức thực hiện có kết quả những mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết lần này của Bộ Chính trị đề ra, biến Nghị quyết thành hiện thực sinh động?

Tin mới