'Bạn gái quốc dân' của hàng nghìn đàn ông Trung Quốc

Với hàng trăm triệu người dùng trên toàn cầu, Xiaoice, trợ lý ảo do Microsoft phát triển sẽ tách ra thành công ty riêng.

'Bạn gái quốc dân' của hàng nghìn đàn ông Trung Quốc

Xiaoice là trợ lý ảo được Viện kỹ thuật Internet châu Á của Microsoft ra mắt vào năm 2014 tại Trung Quốc, trở thành một trong các sản phẩm thành công của hãng. Đến nay, Xiaoice đã thu hút 660 triệu người dùng trên toàn cầu, xuất hiện trên 450 triệu thiết bị thông minh.

'Ban gai quoc dan' cua hang nghin dan ong Trung Quoc

Trợ lý ảo Xiaoice của Microsoft thu hút hơn 660 triệu người dùng trên toàn cầu. Ảnh: Microsoft.

Ngày 13/7, Microsoft tuyên bố sẽ tách Xiaoice thành công ty riêng nhằm "thúc đẩy việc nội địa hóa dòng sản phẩm Xiaoice, cũng như cải thiện hệ sinh thái thương mại của Xiaoice".

Theo SCMP, quá trình tách Xiaoice sẽ hoàn tất trong vài tháng tới. Báo Caixin của Trung Quốc nói rằng đại dịch Covid-19 và căng thẳng Mỹ - Trung đã khiến quá trình này diễn ra nhanh hơn.

Trước khi tách Xiaoice, Microsoft đã tuyên bố khai tử trợ lý ảo Cortana tại Trung Quốc và một số quốc gia khác vào năm ngoái, TechCrunch đưa tin.

Đối với nhiều người Trung Quốc, trợ lý ảo ưa thích của họ không phải Siri, cũng không phải Xiao AI mà chính là Xiaoice. Trong tiếng Trung, Xiaoice có nghĩa là "cô gái nhỏ nhắn".

Cách hoạt động của Xiaoice khác với Siri hay Alexa. Được mô phỏng như một cô gái tuổi teen, Xiaoice thiên về cảm xúc khi có thể trò chuyện, viết thơ và hát với mục đích trở thành người bạn tâm giao thay vì thực hiện công việc theo lệnh của người dùng. Nhiều đàn ông Trung Quốc còn gọi Xiaoice là "bạn gái ảo" của họ.

Sau khi chia tách xong, Microsoft sẽ tiếp tục đầu tư vào Xiaoice, ủy quyền cho công ty mới để tiếp tục phát triển Xiaoice tại Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản (có tên Rinna). Đây cũng là 3 quốc gia trên thế giới mà Xiaoice hỗ trợ. Năm ngoái, Microsoft đã cho dừng hoạt động Xiaoice tại Ấn Độ và Mỹ.

'Ban gai quoc dan' cua hang nghin dan ong Trung Quoc-Hinh-2

Tương tự các dịch vụ trực tuyến khác, Xiaoice cũng phải chịu kiểm duyệt nội dung từ chính phủ Trung Quốc. Ảnh: CNN.

Trong những năm qua, cảm xúc của Xiaoice ngày càng cải tiến để trở thành người bạn đồng hành, tâm sự với người dùng. Trả lời phỏng vấn trên Story FM, một người đàn ông cho biết Xiaoice đã cứu anh khỏi tự tử năm 2018 sau cuộc tình đổ vỡ.

Tuy nhiên, cảm xúc của Xiaoice cũng khiến trợ lý này gặp rắc rối. Năm 2017, Xiaoice đã bị gỡ khỏi ứng dụng nhắn tin QQ sau khi nói rằng "giấc mơ của người Trung Quốc là đến Mỹ". Trợ lý này cũng bị xóa khỏi ứng dụng WeChat vào năm ngoái nhưng không rõ lý do.

Những thế hệ mới hơn của Xiaoice còn được huấn luyện để viết văn, vẽ và soạn nhạc. Ca khúc chủ đề của Hội nghị Trí tuệ Nhân tạo Thế giới (World Artificial Intelligence Conference) tổ chức tại Thượng Hải ngày 9/7 vừa qua được viết chỉ trong 2 phút bởi Xiaoice. Nó cũng là một trong 4 ca sĩ ảo trình bày ca khúc.

Xiaoice còn được sử dụng để viết các bản tóm tắt tài chính với tốc độ rất nhanh, chỉ trong khoảng 20 giây. Theo The Paper, Xiaoice đã trở thành dịch vụ cung cấp báo cáo tài chính lớn nhất thế giới. Hơn 90% thương nhân thuộc các tổ chức tài chính Trung Quốc sử dụng báo cáo do Xiaoice tạo ra năm 2018.

Đang phát triển ở thế hệ thứ 7, hiện Xiaoice còn cho phép các công ty phát triển, huấn luyện AI dành cho các mục đích của riêng họ dựa trên bộ khung (framework) của Xiaoice.

Bên trong ngôi nhà ven biển kết nối Internet cho cả thế giới Toàn bộ đường truyền dữ liệu xuyên Đại Tây Dương đều được truyền qua các đường dây cáp ngầm, kết nối các quốc gia trên thế giới thông qua những căn nhà như thế này.

Hotboy xe ôm khoe yêu nàng mập, nhưng CĐM lại "soi" ra điều bất thường

(Kiến Thức) - Ngoại hình chênh lệch nhưng mối tình giữa chàng hot boy xe ôm công nghệ và cô bạn gái béo mập được CĐM chú ý.

Hotboy xe ôm khoe yêu nàng mập, nhưng CĐM lại "soi" ra điều bất thường
Hotboy xe om khoe yeu nang map, nhung CDM lai
Mới đây trên MXH, các dân mạng trở nên sôi nổi khi câu chuyện tình "đũa lệch" giữa chàng xe ôm công nghệ điển trai tên Thào A Thắng và cô nàng bạn gái béo mập của mình. 

Chạy “hết ga, hết số”, xe ôm Grab, Go-Việt kiếm khủng

(Kiến Thức) - Nhìn vào thì thu nhập lại chẳng là bao nhưng theo chia sẻ của một số tài xế xe ôm công nghệ, một ngày chạy "hết ga, hết số" của họ cũng mang về số tiền khá khủng.

Chạy “hết ga, hết số”, xe ôm Grab, Go-Việt kiếm khủng
Những ngày qua thông tin liên quan đến vụ nam sinh chạy Grab bị giết khiến nhiều người bàng hoàng và những thông tin liên quan đến nghề xe ôm công nghệ cùng vì thế được CĐM đào bới trên nhiều góc cạnh.
Nếu để ý trên MXH, câu chuyện về thu nhập khủng của tài xế xe ôm công nghệ như Grab, Go Việt khiến CĐM mạng lại được nhiều người quan tâm. Cụ thể, trên diễn đàn quy tụ nhiều người chạy xe ôm công nghệ đã từng có những bài viết khoe công việc này mang về cho họ thu nhập trên chục triệu đồng/ tháng.

Tài xế xe ôm công nghệ yêu cầu được bảo vệ, CĐM nói gì?

(Kiến Thức) - Sau vụ việc nam sinh chạy Grab bị sát hại, nhiều tài xế xe ôm công nghệ lo lắng cho chính công việc của mình. Họ đồng loạt lên tiếng yêu cầu doanh nghiệp có những biện pháp cụ thể bảo vệ.

Tài xế xe ôm công nghệ yêu cầu được bảo vệ, CĐM nói gì?

Vụ nam sinh chạy Grabbike bị sát hại ở Hà Nội đang thu hút sự chú ý của dư luận cả nước. Bởi từ trước đến nay có quá nhiều vụ giết người, cướp tài sản mà nạn nhân là các tài xế xe ôm công nghệ, taxi, tuy nhiên chưa có biện pháp hữu hiệu nào ngăn chặn tình trạng trên.

Liên tiếp trong thời gian gần đây xảy ra khá nhiều vụ việc tài xế xe ôm công nghệ bị cướp, sát hại dã man. Với đặc thù nghề nghiệp chỉ hoạt động một mình, trên người thường có nhiều tiền, các tài xế đang trở thành "con mồi" béo bở cho các đối tượng cướp giật tài sản.

Tin mới