Bàn giao máy bay tiêm kích F-5E cho Bình Phước

Nhà Truyền thống thị xã Phước Long (tỉnh Bình Phước) vừa tiếp nhận hiện vật lịch sử là máy bay tiêm kích F-5E do Nhà máy A42 (Đồng Nai) bàn giao.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân, Nhà máy A42 - Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không-Không quân đã bàn giao cho thị xã Phước Long máy bay tiêm kích F-5E, máy bay do Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thành Trung sau khi ném bom tại Dinh Độc lập ngày 8/4/1975 đã hạ cánh an toàn tại sân bay dã chiến Phước Bình (nay thuộc thị xã Phước Long). Chiếc máy bay F-5E này là chiếc máy bay cuối cùng trong hồ sơ quản lý của Nhà máy A42.
Phước Long là mảnh đất anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ mà điển hình là chiến thắng chiến dịch Đường 14-Phước Long ngày 6/1/1975. Đây là chiến thắng đầu tiên trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam Việt Nam mà nhân dân ta đã giành được quyền làm chủ trong phạm vi toàn tỉnh. Chiến thắng Phước Long là đòn trinh sát chiến lược để chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
Việc tiếp nhận máy bay F5E cùng với các hiện vật khác tại nhà truyền thống thị xã Phước Long nhằm thu hút thêm các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh đến tham quan, nghiên cứu và làm cơ sở nâng cấp lên Bảo tàng Chiến thắng Chiến dịch đường 14-Phước Long; đồng thời bảo tồn, phát huy những giá trị lịch sử của dân tộc, giáo dục cho các thế hệ trẻ truyền thống đấu tranh kiên cường của dân tộc.

Nghi thức bắn 21 phát đại bác bắt nguồn từ đâu?

(Kiến Thức) - Nghi thức bắn 21 phát đại bác rất phổ biến tại nhiều quốc gia trong đó có cả Việt Nam, tuy nhiên không mấy ai hiểu rõ nguồn gốc của nghi thức này.

Nghi thuc ban 21 phat dai bac bat nguon tu dau?
 Theo các nhà nghiên cứu sử học, nghi thức bắn 21 phát đại bác đã phổ biến từ khoảng 400 năm trước và là nghi thức chào đón khách quý của các quốc gia châu Âu. Thời điểm đó nghi thức này phổ biến trên các chiến hạm của hải quân. Nguồn ảnh: Wiki.
Nghi thuc ban 21 phat dai bac bat nguon tu dau?-Hinh-2
 Nghi thức bắn 21 phát pháo chào có bắt nguồn từ việc muốn bầy tỏ thiện chí khi một tàu chiến tiến vào cảng của nước khác. Khi vào gần cảng, tàu chiến này sẽ nã đại bác ra biển để chứng tỏ thiện chí rằng "tôi đã bắn hết đạn" và không có ý khiêu chiến khi tiến vào hải phận nước bạn. Loại tàu chiến phổ biến nhất khi đó là loại tàu 14 pháo nghĩa là trên tàu sẽ bắn hết 14 viên đại bác, trong đất liền cũng bắn 7 viên đáp trả với thông điệp "bên này cũng đã bắn hết đạn" để bầy tỏ thiện chí của mình. Nguồn ảnh: BI.

Kinh dị xe tăng 2 nòng cực độc trong chiến tranh Lạnh

(Kiến Thức) - Nhằm đối phó với mối đe dọa từ tăng Liên Xô, người Đức đã cố gắng tạo ra một chiếc xe tăng VT 2 nòng pháo “độc nhất vô nhị” thế nhưng…

Kinh di xe tang 2 nong cuc doc trong chien tranh Lanh
 Những năm 1960-1970, đứng trước tình hình Liên Xô sản xuất số lượng khổng lồ tới hàng nghìn chiếc tăng T-62, T-72 có khả năng chịu được phát bắn trực diện từ pháo tự hành chống tăng Kanonenjagdanpanzerand 90mm hay phát bắn của xe tăng Leopard 1 đã khiến Quân đội Đức đứng ngồi không yên. Họ nhanh chóng quyết định phải phát triển một loại xe tăng đủ sức tiêu diệt các thế hệ tăng Liên Xô. Đó là tiền đề cho sự ra đời của mẫu xe tăng VT độc đáo nhất chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: WTS

Tên lửa Triều Tiên giống hệt Topol, DF-31A, Mỹ-Hàn thảng thốt

(Kiến Thức) - Các loại tên lửa đạn đạo thế hệ mới mà Triều Tiên giới thiệu gần đây có nét hao hao giống với tên lửa Topol hay DF-31A của Trung Quốc. 

Ten lua Trieu Tien giong het Topol, DF-31A, My-Han thang thot
  Trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 105 năm ngày sinh cố Chủ tịch Kim Nhật Thành hôm 17/4, Triều Tiên lần đầu tiên giới thiệu hàng loạt tên lửa đạn đạo kiểu mới. Trong đó, nổi bật nhất là hai loại tên lửa đạn đạo có kích thước “khủng” xuất hiện gần cuối cuộc duyệt binh. Đến nay, giới chuyên gia vẫn chưa thể xác định nổi đó là kiểu loại nào, tính năng ra sao. Nguồn ảnh: CNN

Tin mới