Bán hơn 900.000 CP cho ASKA Pharmaceutical, nguồn vốn Dược Hà Tây sao?

Năm 2023, Dược phẩm Hà Tây ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 2.000 tỷ đồng, tăng nhẹ 9% so với năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế đạt gần 89 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước.

Công ty CP Dược phẩm Hà Tây (mã: DHT) mới đây thông báo đã chào bán thành công 910.600 cổ phiếu DHT cho Tập đoàn ASKA Pharmaceutical Co. Ltd – một ông lớn dược phẩm tại Nhật Bản. Qua đó, ASKA Pharmaceutical tăng sở hữu tại Dược phẩm Hà Tây lên hơn 27,72 triệu cổ phần, tương đương 33,67% vốn điều lệ công ty này. Số cổ phiếu trên được giao dịch từ ngày 23/1 – 21/2/2024.
Ban hon 900.000 CP cho ASKA Pharmaceutical, nguon von Duoc Ha Tay sao?
 Bán hơn 900.000 CP cho ASKA Pharmaceutical, nguồn vốn Dược Hà Tây sao? (ảnh minh họa: Internet).
Được biết, 910.600 cổ phiếu DHT nói trên nằm trong kế hoạch đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu DHT của ASKA Pharmaceutical. Tuy nhiên công ty này đã nhưng không mua trọn số cổ phiếu đã đăng ký do giá thị trường không đạt kỳ vọng.
Ngay sau khi hoàn tất giao dịch nói trên, để tăng sở hữu tại Công ty CP Dược phẩm Hà Tây, ASKA Pharmaceutical tiếp tục đăng ký mua vào 1.089,400 cổ phiếu DHT bằng phương pháp thỏa thuận và khớp lệnh, thời gian giao dịch dự kiến từ 27/2 – 27/3/2024.
Giảm áp lực nợ vay
Trước đó, vào cuối tháng 12/2023, Dược phẩm Hà Tây cũng đã hoàn tất đợt chào bán 8,4 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương ứng 11,36% tổng số cổ phiếu đang lưu hành cho ASKA Pharmaceutical. Sau giao dịch, ASKA Pharmaceutical nâng sở hữu tại Dược phẩm Hà Tây từ 18,41 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 24,9%) lên 25,8 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 32,56%), tiếp tục là cổ đông lớn nhất của công ty này. Lượng cổ phiếu phát hành riêng lẻ sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm.
Với mức giá chào bán bình quân 21.500 đồng/cổ phiếu, ước tính hãng dược Nhật Bản này đã chi hơn 180 tỷ đồng để hoàn tất đợt mua vào nói trên. Trong khi đó, với số tiền thu được, Dược phẩm Hà Tây sẽ dùng hơn 78,3 tỷ đồng cho dự án Nhà máy sản xuất dược phẩm công nghệ cao Hataphar và 102,2 tỷ đồng để tái cơ cấu lại khoản nợ vay ngân hàng nhằm nâng cao khả năng tự chủ về vốn, giảm áp lực tài chính cho công ty.
Theo tìm hiểu, ASKA Pharmaceutical là hãng dược hơn 100 năm tuổi có trụ sở chính tại Tokyo, Nhật Bản, ra đời từ năm 1920. Ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn là sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu dược phẩm, thuốc chữa bệnh, thiết bị y tế.
Hồi đầu 2021, ASKA Pharmaceutical hoàn tất mua 6,6 vào triệu cổ phần DHT, tương đương 24,9% vốn điều lệ và là cổ đông lớn nhất tại Dược phẩm Hà Tây. Sang tới tháng 6/2023, Dược phẩm Hà Tây chia cổ phiếu thưởng theo tỷ lệ 180%, tương ứng cổ đông nắm 100 cổ phiếu sẽ nhận về 180 cổ phiếu mới. Lượng cổ phiếu của ASKA Pharmaceutical nắm tăng lên hơn 18,4 triệu cổ phiếu.
Chi phí tăng cao, lãi giật lùi
Về tình hình kinh doanh của Công ty CP Dược phẩm Hà Tây, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2023 được công bố cho thấy, doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu thuần đạt 474 tỷ đồng, giảm 11% so với quý cùng kỳ. Giá vốn hàng bán giảm 10% xuống mức 426 tỷ đồng. Khấu trừ giá vốn, Dược Hà Tây báo lãi gộp 48 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ 18%.
Đáng chú ý, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh lên mức 24 tỷ đồng, tăng 98% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, chi phí bán hàng cũng tăng 15%, đạt ở mức 6 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận sau thuế đạt 16,8 tỷ đồng, giảm gần 54% so với quý IV/2022.
Tính chung cả năm 2023, Dược phẩm Hà Tây ghi nhận doanh thu đạt gần 2.000 tỷ đồng, tăng nhẹ 9% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 110 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt gần 89 tỷ đồng, giảm lần lượt là 11% và 10% so với cùng kỳ năm 2022.
Bên kia bảng cân đối kế toán, tại thời điểm ngày 31/12/2023, tổng tài sản của Dược phẩm Hà Tây ghi nhận ở mức 1.838 tỷ đồng, tăng 25% so với đầu năm. Trong đó, khoản tiền và tiền gửi ngân hàng mà Dược phẩm Hà Tây nắm giữ tăng mạnh gấp 2,6 lần đầu năm, đạt xấp xỉ 382 tỷ đồng. Doanh nghiệp còn gần 379 tỷ đồng hàng tồn kho, thấp hơn đầu năm 18%.
Đáng nói, chi phí xây dựng cơ bản dở dang của Dược phẩm Hà Tây ghi nhận tăng hơn 2 lần đầu năm, lên gần 639 tỷ đồng. Theo thuyết minh, khoản mục này tăng do tăng đầu tư vào dự án Nhà máy dược phẩm công nghệ cao Hataphar, với 627,7 tỷ đồng. Trong đó, lãi vay vốn hoá vào dự án này lũy kế đến 31/12/2023 là 10,6 tỷ đồng (tại ngày 1/1/2023 là hơn 1,1 tỷ đồng).
Trong khi đó về phía nguồn vốn, nợ phải trả của Dược phẩm Hà Tây tăng lên mức 771 tỷ đồng, tăng gần 15% so với hồi đầu năm, bao gồm nợ ngắn hạn chiếm gần 596 tỷ đồng và nợ dài hạn chiếm 175 tỷ đồng. Công ty có gần 504 tỷ đồng nợ vay tài chính. Tại cuối năm 2023, vốn chủ sở hữu của Dược phẩm Hà Tây ghi nhận đạt 1.067 tỷ đồng, tăng gần 34% so với đầu năm, bao gồm 823 tỷ đồng vốn điều lệ và hơn 88 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Dịch corona: Cổ phiếu Dược Hậu Giang, Traphaco, Imexpharm... lên xuống thất thường

(Kiến Thức) - Trong cơn dịch bệnh từ virus corona, thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục suy giảm thì nhóm cổ phiếu ngành dược nổi lên là điểm sáng. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu này đã đổ đèo, chìm trong sắc đỏ trong phiên 5 và 6/2.
 

Việc tăng giá cổ phiếu ngành dược có thể bắt nguồn từ tâm lý của nhà đầu tư chớ không xem xét về vấn đề kinh doanh. Cụ thể, trong năm 2019, hầu hết các doanh nghiệp lớn trong ngành báo lãi giảm, còn một số doanh nghiệp khác báo lãi tăng nhưng không quá bứt phá.

Hàng loạt doanh nghiệp dược báo lãi giảm

Giữa bão COVID-19, Dược phẩm Hà Tây báo lãi ròng tăng 33% trong quý 1

(Kiến Thức) - Biên lãi gộp của CTCP Dược phẩm Hà Tây (HNX: DHT) được cải thiện lên mức 15% trong quý 1/2020 từ mức 13% của cùng kỳ năm trước.
 

Trong quý 1, Dược phẩm Hà Tây cho biết doanh thu thuần đạt 519 tỷ đồng, tăng 29%, lợi nhuận gộp đạt hơn 76 tỷ đồng, tăng 43% nâng mức biên lãi gộp tăng từ 13% lến 15%.

Nhìn chung các chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng so cùng kỳ nhưng sau cùng Công ty vẫn thu về lãi ròng tăng 33% so cùng kỳ, lên mức hơn 31 tỷ đồng.

Tin mới