Bán tàu ngầm cho Australia, Mỹ sẵn sàng làm phật lòng châu Âu
Chỉ có lợi ích quốc gia, dân tộc là vĩnh viễn; chính vì lợi ích quốc gia, dân tộc, Mỹ sẵn sàng làm “phật lòng” cả Liên minh Châu Âu và cũng lấy luôn đơn đặt hàng tàu ngầm từ Australia.
Tiến Minh
Xem toàn bộ ảnh
Nhật báo Chutian Metropolis đưa tin, sau khi Mỹ, Anh và Australia tuyên bố thành lập một liên minh quân sự mới (gọi tắt là AUKUS), đã làm một số nước trên thế giới “giận nhau”, với nhiều tuyên bố được đưa ra.
Vậy liên minh AUKUS là gì? Đầu tiên liên minh này có thể nhầm tưởng là để “gắn kết” đồng minh giữa Mỹ - Anh – Australia; nhưng thực ra beeb trong nhằm ngăn chặn những tham vọng của Trung Quốc. Còn bề ngoài là giúp cho Australia “tiến thẳng” lên sở hữu tàu ngầm hạt nhân.
Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu kỹ, phóng viên Jimu News phát hiện ra rằng, dù là sức mạnh quốc phòng, địa chính trị hay tình hình châu Á - Thái Bình Dương, thì lý do Mỹ làm điều này cuối cùng là vì lợi ích quốc gia của họ mà thôi; trong đó lợi ích đầu tiên là kinh tế.
Thỏa thuận AUKUS liên quan đến việc chia sẻ thông tin và công nghệ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm tình báo quân sự, công nghệ lượng tử và mua sắm tên lửa hành trình, trong đó tàu ngầm hạt nhân là chìa khóa.
Nhờ thỏa thuận AUKUS, Australia sẽ sở hữu tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của nước này; Mỹ và Anh sẽ tư vấn kỹ thuật cho quá trình sản xuất (và sẽ là nhà thầu chủ yếu).
Tàu ngầm hạt nhân giữ được bí mật hơn tàu ngầm thông thường, chạy êm, dễ di chuyển và khó bị phát hiện hơn; đồng thời có khả năng phòng thủ và tiến công mạnh. Hiện nay trên thế giới chỉ có 6 quốc gia gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp có tàu ngầm hạt nhân chiến lược; còn Ấn Độ có tàu ngầm hạt nhân, nhưng là đi thuê của Nga.
Vậy chi phí đóng một tàu ngầm hạt nhân là bao nhiêu? Đầu tiên, chúng ta phải tìm hiểu tàu ngầm hạt nhân là gì. Tàu ngầm hạt nhân không phải là vũ khí hạt nhân. Sự khác biệt giữa tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm thông thường nằm ở động cơ. Tàu ngầm hạt nhân sử dụng lò phản ứng hạt nhân để hoạt động, trong khi tàu ngầm thông thường sử dụng động cơ diesel-điện.
Theo thỏa thuận AUKUS, Hải quân Australia sẽ có một hạm đội ít nhất là 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Còn những chiếc tàu ngầm hạt nhân này sẽ có giá bao nhiêu, thì ngay cả Bộ trưởng Bộ Tài chính Australia Simon Birmingham cũng không biết và ông cũng không quan tâm lắm.
Đây là những gì ông nói với đài truyền hình ABC của Australia: “Việc xác định cuối cùng của các chi phí này sẽ mất một quá trình từ 12-18 tháng để đánh giá ...”. Nhưng ông thừa nhận rằng, chi phí có thể cao hơn với tàu ngầm thông thường.
Nói cách khác, Australia thậm chí không biết mình sẽ bỏ ra bao nhiêu tiền, vậy thì hiệp định được ký kết, người đóng thuế Australia có đồng ý không? Lãnh đạo đối lập Australia Anthony Abnen nói: “Người nộp thuế Australia có quyền biết họ phải chi bao nhiêu để mua 8 chiếc tàu ngầm này ...”.
Năm 2019, Australia và Pháp đã ký một hợp đồng trị giá 90 tỷ đô la Australia (khoảng 65,1 tỷ đô la Mỹ) để đóng 12 tàu ngầm thông thường. Nhưng sau ký AUKUS, thỏa thuận này hiện đã bị hủy bỏ. Pháp đã rất tức giận và rút đại sứ của họ tại Mỹ và Australia về nước để phản đối.
Nếu hợp đồng đã có hiệu lực pháp luật, Australia sẽ phải trả một khoản tiền đền bù cho hợp đồng này. Có thông tin cho rằng, chi phí cho những lần “phá vỡ hợp đồng” này, ước tính lên tới hàng trăm triệu USD. Đồng thời, Australia đã chi hơn 2,4 tỷ USD cho giao dịch này và có thể, số tiền này sẽ bị lãng phí.
Đài truyền hình ABC của Australia đưa tin, theo ước tính đơn giản, hợp đồng đóng 8 tàu ngầm hạt nhân của nước này theo thỏa thuận AUKUS trị giá khoảng 40 tỷ USD; còn chi phí đóng 12 tàu ngầm thông thường với Pháp là 65,1 tỷ USD (bằng 61,44%).
Cựu Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ James Clapper nói với hãng tin Mỹ CNN rằng, đây là bước đi mạo hiểm của Australia, do nền kinh tế nước này hiện phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Nên nhớ Trung Quốc là đối tác kinh tế lớn nhất của Australia hiện nay.
Động tác “giúp” Australia đóng tàu ngầm hạt nhân của Mỹ, được thực hiện như một phần của “loạt bước tiến lớn hơn” trong khu vực, của chính quyền ông Biden; Bao gồm cả các quan hệ đối tác song phương với các đồng minh lâu đời như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Philippines, nhằm củng cố vai trò của Mỹ trong khu vực. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hải quân Australia chỉ sở hữu một loại tàu ngầm duy nhất lớp Collins. Nguồn: Foxt.