Bạn thấy khó thở khi leo cầu thang vì sao

Nếu bạn không lấy lại hơi thở sau khi ngồi nghỉ, bạn có thể đang gặp những vấn đề về sức khỏe.

Từ chối thang máy để đi cầu thang bộ là một quyết định khó khăn và thử thách về thể chất. Dù thường xuyên vận động, bạn vẫn có thể bị khó thở.

Dưới đây là các lý do dẫn tới tình trạng khó thở khi leo cầu thang:  

Sức khỏe có vấn đề

Bạn nên đề phòng nếu thở gấp gáp kéo dài sau khi đi lên cầu thang. Mọi chuyện sẽ ổn nếu bạn dần lấy lại được hơi thở. Tuy nhiên, nếu bạn có thêm các triệu chứng như đau ngực, chân sưng hay bắt đầu ho, bạn nên đi khám. Bởi đó là những dấu hiệu sức khỏe có vấn đề.

Ban thay kho tho khi leo cau thang vi sao

Ảnh minh họa: Fitbit

Không khởi động

Trước khi bắt đầu tập luyện, chúng ta cần phải khởi động. Điều này rất quan trọng vì giúp làm nóng các cơ, dần tăng lưu lượng máu và oxy, đồng thời giảm nguy cơ chấn thương.

Khi bắt đầu bước lên cầu thang, bạn sẽ nhanh chóng chuyển từ trạng thái nghỉ ngơi sang hoạt động thể chất nhiều hơn. Cơ thể bạn cần phải làm việc tích cực hơn để có nhiều oxy được cung cấp đến các cơ trong một khoảng thời gian ngắn và nhịp tim của bạn sẽ tăng lên. Vì vậy, bạn sẽ cảm thấy thở khó khăn hơn. 

Bài tập cần nhiều năng lượng 

Leo cầu thang sử dụng một hệ thống năng lượng khác với các bài tập tim mạch (cardio) mà chúng ta thường làm. Khi đó, cơ của bạn cần nhiều năng lượng trong các hoạt động ngắn nhưng cường độ cao.

Như vậy, đó là điều bình thường khi bạn thấy leo cầu thang khó thở hơn một buổi tập cardio lâu và ổn định.

Sử dụng cơ bắp mà bạn ít dùng 

Nếu bạn đã quen với việc chạy đường dài, các nhóm cơ chính giúp bạn di chuyển về phía trước là cơ tứ đầu, gân kheo và bắp chân. Khi bạn leo cầu thang, bạn sẽ kích hoạt cơ mông của mình. 

Đây là ví dụ của việc tập luyện chuyên biệt từng vùng. Nghĩa là cơ thể sẽ thích nghi với từng loại bài tập và cường độ tập luyện hàng ngày. 

Cách bạn có thể leo cầu thang dễ dàng hơn

Đơn giản là hãy thử sử dụng cầu thang thường xuyên hơn. Bởi vì chúng ta không thực hiện nhiều, nên cơ thể không quen với loại hoạt động thể chất đó khiến việc leo cầu thang có thể khó khăn hơn bạn nghĩ.  

Bạn cũng có thể thử các bài tập như chạy nước rút, nhảy hoặc các chuyển động khác đòi hỏi cung cấp năng lượng nhanh nhiều. Ngoài ra, bạn có thể rèn luyện cơ ở vòng ba và chân của mình bằng cách thực hiện động tác squat và lunge.

Nữ sinh tử vong sau khi khó thở, sốt ở Huế không phải do Covid-19

Một nữ sinh ở Huế vừa tử vong sau khi có triệu chứng sốt, khó thở và ho được xác định là do bệnh lý não chứ không phải Covid-19.

Ngày 21/2, ông Hoàng Văn Đức – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên – Huế xác nhận thông tin trên báo VTC News, lực lượng chức năng vừa lấy mẫu vật của một bệnh nhân chết sau khi có triệu chứng khó thở, ho và sốt để gửi đi Viện Pasteur Nha Trang và Bệnh viện Trung ương Huế để xác định nạn nhân có bị nhiễm Covid – 19 (nCoV) hay không.

Dịch Covid-19: 7 việc cần làm khi bị sốt, ho, đau họng, khó thở

(Kiến Thức) - Bộ Y tế vừa ra khuyến cáo cho người dân về những việc cần làm khi bị sốt, ho, đau họng, khó thở để bảo vệ chính mình và cộng đồng trong thời điểm dịch Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp.

Khuyến cáo này sẽ hướng dẫn cụ thể người dân khi có những biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở trong tình hình dịch Covid-19 như hiện nay, cần thực hiện những điều gì, chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm virus khi chưa có kết quả xác định và cần thông báo, phối hợp với nhân viên y tế để được theo dõi.
Dich Covid-19: 7 viec can lam khi bi sot, ho, dau hong, kho tho
 Nguồn: Bộ Y tế.

Tin mới