Bàn về vai trò an ninh của Mỹ ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Vai trò an ninh của Mỹ ở Biển Đông chính là chủ đề được bàn thảo sôi nổi trong buổi điều trần tại Hạ viện Mỹ hôm 23/7.

Bàn về vai trò an ninh của Mỹ ở Biển Đông
Trong buổi điều trần về “Vai trò an ninh của Mỹ ở Biển Đông” tại Hạ viện, theo VOA, các chuyên gia nghiên cứu về khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của Biển Đông, đồng thời đưa ra những khuyến nghị về chính sách của Mỹ đối với khu vực này.
Ban ve vai tro an ninh cua My o Bien Dong
Tiến sĩ Patrick Cronin: “Mỹ cần phải đào sâu và mở rộng quan hệ ngoại giao và hỗ trợ thực tế cho ASEAN".
Tiến sĩ Patrick Cronin, - cố vấn cao cấp, giám đốc Chương trình An ninh châu Á-Thái Bình Dương thuộc Trung tâm An ninh Mỹ mới – nói: “Mỹ cần phải đào sâu và mở rộng quan hệ ngoại giao và hỗ trợ thực tế cho ASEAN. Chúng ta cần phải tăng cường quan hệ với ASEAN trên bốn cấp độ, không phải một mà là bốn cấp độ: với toàn bộ ASEAN; với các nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền (ở Biển Đông); với từng nước ASEAN và với các đối tác đồng minh của chúng ta ở trong và ngoài ASEAN  bao gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc”.
Tiến sĩ Cronin cho rằng Mỹ cần phải bảo đảm đặt vấn đề Biển Đông lên hàng đầu trong quan hệ ngoại giao khu vực.
Buổi điều trần tại Hạ viện diễn ra chỉ hai ngày sau khi Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel khẳng định trong bài phát biểu ở Trung tâm Nghiên cứu và Chiến lược (CSIS) rằng “Mỹ không mập mờ khi đề cập đến việc tuân thủ luật pháp quốc tế”.  
Tiến sĩ Andrew Erickson, giáo sư  của Viện Nghiên cứu Biển Trung Quốc thuộc Học viện Hải quân Mỹ, cho rằng Washington cần phải ngăn chặn ý định sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp Biển Đông của Trung Quốc. Ông nói: “Tôi tin rằng Mỹ và Trung Quốc có thể và sẽ tránh để xảy ra chiến tranh. Thay vào đó là duy trì hòa bình và ngăn chặn xung đột. Cụ thể, chúng ta phải ngăn chặn Bắc Kinh giải quyết vấn đề biển đảo và tranh chấp chủ quyền lãnh hải bằng vũ lực hay ngay cả đe dọa sử dụng vũ lực”.
Tiến sĩ Erickson nói bằng cách kết hợp việc triển khai hệ thống vũ khí cùng với chiến lược, Mỹ có thể ngăn cản ý định của các lãnh đạo Trung Quốc thực hiện mưu đồ của họ trên Biển Đông.
Trong khi đó, Tiến sĩ Michael Swaine, thuộc Quỹ Carnegie về Hòa bình Quốc tế,  cho rằng Mỹ nên đóng vai trò “phía sau hậu trường”. Ông Swaine cũng cảnh báo về tính “nhạy cảm” trong vấn đề Biển Đông.
Động thái thiết thực mà Mỹ nên làm ngay lúc này, theo Tiến sĩ  Swaine, là đưa vấn đề Biển Đông lên bàn nghị sự của cuộc hội kiến sắp tới giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
“Tôi cho rằng ông Obama nên ngồi với ông Tập Cận Bình… và nói chuyện một cách nghiêm túc về vấn đề này. Nói về những gì mà phía Mỹ lo ngại, nói về những gì mà Mỹ xem là không thể chấp nhận, nói về phương cách mà hai bên có thể làm để bảo đảm là những điều đó không xảy ra nữa. Và Trung Quốc cũng bày tỏ quan điểm của họ”.
Với hoạt động bồi đắp xây dựng “đảo nhân tạo” của Trung Quốc ở Biển Đông trong vòng 18 tháng qua, nhiều chuyên gia cho rằng Mỹ nên hỗ trợ cho các đối tác và đồng minh trong khu vực thông qua kinh tế và quân sự, nhưng cũng có người lại cho rằng các nước ASEAN phải tự giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.

Học giả TQ cãi cùn về đắp đảo trái phép ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Học giả Trung Quốc cãi cùn rằng việc bồi đắp đảo trái phép ở Biển Đông là chuyện nhỏ, chẳng đáng để cho Mỹ “làm to chuyện” như thời gian  qua.

Học giả TQ cãi cùn về đắp đảo trái phép ở Biển Đông
Theo sự cãi cùn của họ, các công trình quân sự mà Trung Quốc xây dựng trên các đảo trái phép ở Biển Đông chẳng khác gì những "con vịt nằm yên một chỗ" để Hải quân Mỹ dễ dàng bắn hạ.
Hoc gia TQ cai cun ve dap dao trai phep o Bien Dong
Kế hoạch xây dựng "dân sự" của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập. 
Học giả Zhu Feng, một chuyên gia về Biển Đông tại Đại học Nam Kinh, bao biện nỗ lực đắp đảo nhân tạo và xây dựng công trình quân sự trên đó sẽ phí công vô ích “trong một cuộc chiến tranh với Mỹ”. Ông Zhu Feng nói thêm rằng người Mỹ đã quá lo xa và “phóng đại” hoạt động bồi đắp xây dựng đảo của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Theo ông này, Washington không nên xem  hành động đắp đảo của Trung Quốc là “khiêu khích hay thách thức quyền lực” Mỹ.

Donald Trump “gây thù chuốc oán” trong đảng Cộng hòa

(Kiến Thức) - Ứng viên tổng thống Donald Trump lại “gây thù chuốc oán” trong đảng Cộng hòa  với việc tiết lộ số điện thoại của đối thủ và mắng mỏ một tờ báo lớn.

Donald Trump “gây thù chuốc oán” trong đảng Cộng hòa
Tỷ phú Donald Trump đang chạy đua giành quyền đề cử của đảng Cộng hòa ra tranh chức tổng thống Mỹ trong năm 2016, nhưng ông ta không ngại gây thù chuốc oán với các ứng viên tổng thống và các thành viên cao cấp trong đảng.
Donald Trump “gay thu chuoc oan” trong dang Cong hoa
 
Một cử viên tổng thống khác của đảng Cộng hòa là Thượng nghị sĩ Lindsey Graham đã gọi ứng viên-tỷ phú Donald Trump là "đồ ngu" và sau đó đường dây điện thoại của ông này bị tắc nghẽn do tỷ phú  Trump đọc số điện thoại của TNS Graham cho khán giả.

Mỹ không trung lập trong tranh chấp ở Biển Đông

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel ngày 21/7 tuyên bố Mỹ không trung lập trong vấn đề tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông.

Mỹ không trung lập trong tranh chấp ở Biển Đông

Dù luôn tuyên bố không thiên vị bất kì bên nào có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Mỹ cho rằng các bên cần phải giải quyết bất đồng phù hợp luật pháp quốc tế, không sử dụng vũ lực. Cách diễn đạt này dẫn đến việc một số người nhầm rằng Mỹ giữ thái độ trung lập, riêng Trung Quốc thì nói rằng Washington “thiên vị”.

My khong trung lap trong tranh chap o Bien Dong
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel: Mỹ chỉ trung lập về thái độ đối với “các bên có tuyên bố chủ quyền”, chứ không phải trung lập về cách thức giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Tuy nhiên, trước câu hỏi của đại diện Trung Quốc về khái niệm “trung lập” trong vấn đề Biển Đông, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel ngày 21/7 tuyên bố Mỹ không trung lập trong vấn đề tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Ông nói rõ rằng Mỹ chỉ trung lập về thái độ với “các bên có tuyên bố chủ quyền”, chứ không phải trung lập về cách thức giải quyết tranh chấp.

Tin mới