Bằng chứng sao Kim có sự sống bị NASA bỏ qua từ 17 năm trước
Một nhóm các nhà khoa học cho rằng NASA đã bỏ qua bằng chứng rõ ràng về hoạt động địa chất - yếu tố quan trọng giúp nuôi dưỡng sự sống ở Sao Kim từ 17 năm trước.
Thùy Dung (T.H)
Xem toàn bộ ảnh
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi phó giáo sư Paul Byrne từ Đại học Bang North Carolina (Mỹ) đã phát hiện ra một khoảnh khắc đáng kinh ngạc trong sứ mệnh Magellan của NASA về sao Kim.
Cụ thể, trong kho dữ liệu 17 năm trước về hành tinh này, có một khoảnh khắc đáng kinh ngạc cho thấy sao Kim vẫn đang hoạt động về mặt địa chất - yếu tố quan trọng giúp nuôi dưỡng sự sống!
Những bức ảnh từ sứ mệnh này cho thấy các khối thạch quyển của Sao Kim không liền mạch mà chia làm nhiều mảng nhỏ, di chuyển ra xa nhau hay gần lại, đẩy nhau, xoay chuyển và trượt, giải phóng một chất lỏng khá đặc, nhờn giống magma trong suốt quá trình.
Quá trình trên trùng khớp với hoạt động kiến tạo mảng của Trái Đất. Nói cách khác, đây có thể là bằng chứng về hoạt động địa chất - kiến tạo mảng trên hành tinh bấy lâu được cho là anh em sinh đôi của Trái Đất.
Hoạt động địa chất rất quan trọng trong việc giúp sự sống sinh sôi và phát triển trên hành tinh. Nó thúc đẩy các phản ứng sinh ra sự sống sau đó duy trì môi trường, khí hậu phù hợp để sự sống đó có cơ hội sinh tồn, phát triển và tiến hóa.
Nếu bằng chứng này chính xác, nó có thể làm thay đổi quan niệm lâu đời rằng bề mặt Sao Kim được tạo thành bởi một lớp vỏ đá rắn chắc, liền mạch giống mặt trăng của Trái Đất.
Sao Hôm hay sao Mai chính là sao Kim (Kim Tinh). Đây là hành tinh thứ hai gần mặt trời, có đất và đá giống như Trái Đất. Kích thước, khối lượng và trọng lực của sao Kim gần bằng với Trái Đất nên hai hành tinh này vẫn thường được coi như hai hành tinh sinh đôi.
Ngoại trừ các điểm đó, Trái Đất và sao Kim trên thực tế khác hẳn nhau. Một nơi có khí hậu ôn hoà, nơi kia cực kỳ nóng. Áp suất khí quyển ở một nơi thì vừa phải, áp suất nơi kia cực cao đủ để bóp bẹp một chiếc xe bọc sắt
Sao Kim có nhiều núi lửa hơn bất kỳ hành tinh nào khác trong Hệ Mặt Trời. Các nhà thiên văn học đã đếm được 1.600 ngọn núi lửa trên bề mặt Kim tinh, nhưng rất có thể con số này sẽ còn nhiều hơn do kích thước quá nhỏ mà chúng ta không thể nhìn thấy.
Sao Kim nằm trong số hiếm hoi các hành tinh mà chúng ta có thể quan sát được khi nó lướt qua Mặt Trời. Tuy nhiên hiện tượng này rất hiếm gặp, phải hơn một thế kỷ mới lại xảy ra một cặp. Với mắt trần, sao Kim là thiên thể sáng thứ ba trên bầu trời, sau Mặt Trời và Mặt Trăng.
Điều kiện tự nhiên trên bề mặt sao Kim quá khắc nghiệt cho sự tồn tại của bất kỳ dạng sống nào. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng, ở trong bầu khí quyển của nó, mà cụ thể là tại vị trí thuộc độ cao 50-60 km, lại có những đặc điểm về nhiệt độ cũng như áp suất khá tương đồng với Trái Đất.
Đây cũng chính là lý do khiến nhiều chuyên gia tin vào việc có thể tồn tại một số loài sinh vật đặc biệt, đang cư ngụ ở khu vực này trên sao Kim.