Bàng Thống trăn trối 8 chữ gì khiến Gia Cát Lượng giật mình thảng thốt?
Trước khi qua đời, Bàng Thống để lại lời trăn trối chỉ có 8 chữ. Khi đọc nội dung này, Gia Cát Lượng giật mình nhận ra kết cục nhà Thục Hán trong tương lai.
Tâm Anh (TH)
Xem toàn bộ ảnh
Khi nhắc đến mưu sĩ xuất chúng thời Tam Quốc, nhiều người nghĩ ngay đến Gia Cát Lượng. Tuy nhiên, một nhân vật được đánh giá có tài năng ngang ngửa Gia Cát Lượng nhưng ít nổi tiếng hơn là Bàng Thống.
Theo sử sách, Bàng Thống, tự Sĩ Nguyên, hiệu là Phượng Sồ, là mưu sĩ của Lưu Bị. Xuất thân ở Nam Quận thuộc Kinh Châu, vị mưu sĩ này được đánh giá thông minh, học rộng hiểu sâu và có nhiều mưu kế hay.
Tuy nhiên, mưu sĩ Bàng Thống có một nhược điểm lớn là ngoại hình. Nhiều tài liệu mô tả ông có dung mạo rất xấu xí.
Trước khi làm việc cho Lưu Bị, Bàng Thống là một nhân tài của Chu Du. Trong tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa, Bàng Thống bày mưu tính kế giúp Chu Du đánh thắng quân của Tào Tháo trong trận Xích Bích.
Sau này, khi Chu Du chết, Bàng Thống đầu quân làm việc cho Lưu Bị. Một trong những dấu ấn lớn của vị quân sư này là việc bày mưu giúp Lưu Bị đánh chiếm Ích Châu.
Cụ thể, vào năm 211, Bàng Thống dâng lên 3 kế sách nhằm giúp quân chủ chiếm được Ích Châu. Sau khi suy nghĩ cẩn thận, Lưu Bị chọn kế sách thứ hai tức là phao tin Kinh Châu có việc nên phải quay về, đồng thời dụ hai tướng Tây Xuyên là Dương Hoài, Cao Bái (đang trấn giữ Bạch Thủy) tới giết chết. Sau đó, Lưu Bị sẽ cho quân tiến đánh Thành Đô.
Vào năm 214, Lưu Bị cùng Bàng Thống chia đường để tấn công Lạc Thành. Trong trận chiến này, vị quân sư tài ba của nhà Thục Hán tử vong do trúng phải mũi tên tẩm độc của quân địch. Theo đó, ông qua đời khi 36 tuổi.
Trong lúc lâm chung, Bàng Thống để lại 8 chữ: "Hôm nay ta chết, đó là ý trời". Khi nghe lời trăn trối của ông, nhiều người cứ nghĩ vị mưu sĩ này dường như không can tâm chết trẻ như vậy.
Khác với mọi người, Gia Cát Lượng có cách hiểu khác đối với lời trăn trối của Bàng Thống. Theo Khổng Minh, Bàng Thống đã nhìn thấu kết cục của nhà Thục Hán khi cận kề cái chết.
8 chữ của Bàng Thống hàm ý rằng, Lưu Bị không thể thống nhất thiên hạ, phục hưng Hán thất. Đây là ý trời, không ai có thể xoay chuyển thời cuộc. Do vậy, khi hiểu được lời trăn trối của Bàng Thống, Gia Cát Lượng không khỏi đau xót cho tương lai nhà Thục Hán.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.