Bánh chưng, bánh dày ngũ sắc lại “lên ngôi” ngày giỗ tổ Hùng Vương

Bên cạnh bánh chưng bánh dày truyền thống, những cặp bánh chưng, bánh dày ngũ sắc cũng được nhiều chị em đặt mua để dâng lên bàn thờ dịp giỗ tổ Hùng Vương.

Bánh chưng, bánh dày là hai thứ không thể thiếu trong những dịp lễ tết lớn, đặc biệt là đại lễ giỗ tổ Hùng Vương. Hai loại bánh truyền thống được làm lúa nếp thơm - sản vật tiêu biểu cho nghề trồng lúa nước có từ thời Vua Hùng, mang ý nghĩa tâm linh đại diện cho trời và đất và gắn liền với tấm lòng hiếu thảo của hoàng tử Lang Liêu. Chính vì điều này mà những ngày gần đây, thị trường bánh chưng, bánh dày đang trở nên nhộn nhịp hơn, đặc biệt là bánh chưng bánh dày ngũ sắc - tạo thêm phong vị tươi mới cho ngày đại lễ.
Chị Vũ Mộc Châu (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã đặt mua một đĩa bánh dày, một cặp bánh chưng ngũ sắc để đặt lên bàn thờ gia tiên ngày giỗ tổ Hùng Vương, hẹn sáng 10/3 Âm lịch sẽ được cửa hàng giao đến tận nhà. Chị Châu chia sẻ: "Có những năm giỗ tổ trùng với dịp nghỉ 30/4 - 1/5 thì cả nhà mình sẽ tranh thủ đi chơi, ghé thăm đền vua Hùng bày biện lễ lạt. Nhưng năm nay giỗ tổ nghỉ riêng vào một ngày trong tuần, thời gian nghỉ ngắn nên gia đình cũng không đến đền thờ được, thành ra chuẩn bị ít bánh trái đặt lên bàn thờ gia tiên, trước là để ghi nhớ cội nguồn, sau là tưởng nhớ ngày giỗ tổ, cả nước chung một nhà".
 

Chị Châu chia sẻ, lễ lạt chị chuẩn bị tương đối giản đơn, không mâm cao cỗ đầy, thịt gà xôi chè nhiều ú nụ. Chỉ có một đĩa hoa quả đầy đặn, 1 đĩa bánh dày và một cặp bánh chưng ngon. Tuy nhiên, bánh chưng bánh dày chị chọn đều là bánh ngũ sắc, vừa mang lại màu sắc mới mẻ lại mang ý nghĩa ngũ hành.

"Bánh dày thường mang màu trắng tinh của gạo nếp, nhưng mình vẫn muốn mâm cúng mới lạ hơn một chút nên đặt mua bánh dày ngũ sắc. Bánh được nhuộm bằng màu tự nhiên làm từ lá cây, củ quả nên an toàn khi nhà mình thụ lộc. Cả hai loại bánh đều được làm từ nếp nương thơm, bánh chưng vẫn giữ được một phần màu xanh của lá dong nên vẫn mang đầy đủ ý nghĩa giỗ Tổ" - chị Châu cho hay.

Được biết, chị đặt mua 1 đĩa bánh dày ngũ sắc với giá 50.000 đồng/đĩa/10 chiếc, bánh chưng giá 220.000 đồng/cặp loại 500gram.

 

Anh Hoàng Ngân - shipper chuyên đi giao bánh cho các xưởng đến khách hàng cho biết, tháng 3 Âm lịch này là thời điểm cực kỳ bận rộn trong năm, chỉ sau mỗi dịp cận Tết vì những ngày lễ Tết diễn ra liên tục trong thời điểm này, các đơn đặt bánh cổ truyền như bánh chưng, bánh dày, bánh trôi bánh chay nhiều vô kể, khiến anh chạy "hộc bơ" mới giao kịp cho khách. Anh cho biết, cận dịp giỗ tổ Hùng Vương, số lượng đơn giao hàng là bánh chưng, bánh dày tăng lên khá nhiều, trong số đó có không ít đơn hàng là bánh chưng bánh dày ngũ sắc.

"Hai ngày hôm nay, đơn hàng là bánh chưng, bánh dày ngũ sắc phải chiếm phân nửa, sáng sớm ngày 10/3 Âm lịch, đơn giao hang còn tăng thêm khá nhiều. Vì người dân có nhu cầu đi lễ ở đền vua Hùng, thế nên sáng sớm phải giao bánh để gia đình họ kịp đi. Phần lớn các đơn sẽ được giao từ tối ngày 9/3, số còn lại sẽ được giao trước 8h sáng ngày 10/3 Âm lịch" - anh Ngân cho hay.

Chị Nguyễn Dương - chủ cơ sở sản xuất các loại bánh truyền thống tại Bắc Từ Liêm (Hà Nội) chia sẻ, những ngày gần đây, khách quen liên hệ đến đặt bánh chưng, bánh dày cúng ngày giỗ tổ Vua Hùng tăng cao. Chủ yếu các đơn hàng đặt bánh được làm theo cách truyền thống như bán dày trắng nhân đỗ, bánh chưng xanh. Bên cạnh đó cũng có khách đặt riêng bánh chưng ngũ sắc, bánh chưng nếp cẩm...

 
"Bánh chưng ngũ sắc sẽ được làm từ gạo nếp trắng, gạo nếp cẩm, màu vàng nghệ, màu đỏ gấc, màu xanh của lá riềng xay. Bánh nhân thịt lợn mỡ phần, đậu xanh, thêm chút hạt tiêu, nấu chín trong nồi gần 10 tiếng đỏ lửa. Giá bánh chưng ngũ sắc đắt gấp đôi so với bánh chưng xanh thường, 1 cặp giá khoảng 200.000 -250.000 đồng tùy trọng lượng. Mình bắt đầu nhận khách đặt bánh từ cách đây 1 tuần và trả bánh cho khách trong 3 ngày 7 - 9/3 Âm lịch.
Tính ra đến giờ mình đã nhận đơn làm khoảng 60 cặp bánh chưng ngũ sắc, gần 200 bánh chưng xanh thường. Còn bánh dày thì mình chủ yếu làm bánh dày trắng thường, bánh dày ngũ sắc làm loại nhỏ theo đĩa chủ yếu nhập về từ Cao Bằng, vì bánh dày ngũ sắc Cao Bằng ăn rất thơm và ngon" - chị Dương cho hay, món bánh dày chị bán theo kg, bánh dày thường trắng nặng 1kg giá bán là 70.000 đồng/chiếc, những chiếc bánh dày để vừa đĩa giá từ 30.000 - 40.000 đồng/chiếc.
Bạn Hà Nương - sinh viên học viện Tài chính (quê tỉnh Cao Bằng) chia sẻ: "Quê mình có món bánh dày nhiều màu trông rất đẹp mắt, màu sắc của bánh được nhào từ màu lá củ quen thuộc, nhân lạc ngào mật ăn rất thơm và ngon, loại bánh này ngày thường đã có nhiều người hỏi mua, dịp giỗ tổ Hùng Vương càng có nhiều người đặt mua hơn. Đều là bánh được làm từ gạo nếp mới được giã mịn màng, đều mang trong mình tinh hoa của đất trời, lại có nhiều màu sắc rực rỡ nên bánh dày ngũ sắc được nhiều chị em đặt mua để đặt lên bàn thờ ngày giỗ Tổ. Chỉ riêng 2 ngày gần đây, mình đã nhận được khoảng gần 100 đơn đặt bánh dày ngũ sắc, mỗi đơn đặt ít nhất 1 - 2 đĩa, bánh chuyển từ Cao Bằng về Hà Nội liên tục mới đủ đáp ứng cho khách".

Những biến tấu độc đáo của bánh chưng, bánh tét ngày Tết

(Kiến Thức) - Bằng sự sáng tạo và khéo léo của người dân, rất nhiều biến tấu độc đáo của bánh chưng, bánh tét đã ra đời.

Nhung bien tau doc dao cua banh chung, banh tet ngay Tet
Bánh chưng ngũ sắc. Dưới bàn tay khéo léo của chị Nguyễn Ngọc Hà, ở Đại La, Đống Đa, Hà Nội, chiếc bánh chưng ngũ sắc vô cùng đẹp mắt đã thu hút được nhiều người đặt mua. Bên trong bánh có 5 màu. 5 màu này gồm trắng, đỏ, tím, xanh, vàng tượng trưng cho ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, mang lại sự may mắn, bình an. Ảnh: hotdeals 
Nhung bien tau doc dao cua banh chung, banh tet ngay Tet-Hinh-2
 Điều đặc biệt là màu sắc của bánh được làm hoàn toàn bằng nguyên liệu tự nhiên. Gạo màu xanh sử dụng từ nước của lá riềng xay, màu vàng từ nghệ tươi, màu đỏ của gấc, màu tím từ nếp cẩm hoặc màu nước lá cẩm. Khâu quan trọng nhất là lúc đổ gạo vào khuôn thật cẩn thận sao cho các màu không bị lẫn. Bánh có 5 vị khác nhau, hòa quyện nên rất dễ ăn, không bị ngấy. Ảnh: vietnamnet
Nhung bien tau doc dao cua banh chung, banh tet ngay Tet-Hinh-3
 Bánh chưng cốm là loại bánh rất đắt hàng mỗi dịp Tết đến. Nguyên liệu để làm bánh chưng cốm là cốm khô cùng với gạo nếp ngâm lá thơm tạo màu xanh. Nhân bánh chưng cốm thường là nhân ngọt, đỗ xanh được nấu giống chè kho, cũng có thêm thịt nạc bên trong. Ảnh: az24
Nhung bien tau doc dao cua banh chung, banh tet ngay Tet-Hinh-4
 Bánh ăn rất ngon, bùi và thơm hương cốm. Khi cắt bánh chưng có màu vàng ngà của nhân đậu, màu đỏ hồng của thịt heo chín, màu trắng thấp thoáng của nếp dẻo thơm, màu xanh vàng của lá dong hay lá chuối, màu xanh ngọc của cốm. Ảnh: hanguyenfoods
Nhung bien tau doc dao cua banh chung, banh tet ngay Tet-Hinh-5
 Bánh tét cắt ra chữ. Do sự mới lạ, độc đáo và mang nhiều ý nghĩa trong dịp Tết đến xuân về nên đòn bánh tét cắt ra chữ này được nhiều người đặt mua dịp cuối năm. Tuỳ theo yêu cầu khách đặt mà khi cắt bánh tét ra, sẽ có nhân là những chữ: Vạn sự như ý, Phát tài phát lộc, Mừng Xuân Ất Mùi….Ảnh: dacsanmientay
Nhung bien tau doc dao cua banh chung, banh tet ngay Tet-Hinh-6
 Nguyên liệu để làm ra đòn bánh tét cắt ra chữ gồm gạo nếp dẻo, đậu xanh đãi vỏ, lạp xưởng, tôm khô, thịt heo, trứng muối... Lá cẩm, lá ngót, gấc chín được nấu lên để lấy nước tạo màu cho bánh. Ảnh: sctv
Nhung bien tau doc dao cua banh chung, banh tet ngay Tet-Hinh-7
 Bánh chưng chay cũng giống như loại bánh chưng xanh thông thường, với vỏ ngoài gói bằng lá dong xanh, bên trong là gạo nếp dẻo, thơm. Nhưng điều đặc biệt chính là ở nhân bánh. Nhân bánh làm từ đỗ xanh luộc giã mịn và trộn với nấm hương, kèm theo đó là gia vị hòa vào đủ vừa với khẩu vị. Ảnh: lamsao
Nhung bien tau doc dao cua banh chung, banh tet ngay Tet-Hinh-8
 Bánh chưng chay dù không có thịt nhưng vẫn mang một nét độc đáo riêng bởi vị mềm, dai của nấm hương. Ngoài ra nhân bánh cũng có thể được “biến tấu” bằng gấc, hạt sen, bí đao, dừa...Ảnh: vietnamanchay
Nhung bien tau doc dao cua banh chung, banh tet ngay Tet-Hinh-9
 Bánh tét “mật cật” đã làm nên thương hiệu món ăn truyền thống ở Phú Quốc. Thay vì gói bánh tét bằng lá dong hay lá chuối, người dân ở đây dùng lá mật cật để gói bánh. Uu điểm của lá mật cật là gói bánh để được lâu ngày trong khi bánh vẫn mềm dẻo. Ảnh: daophuquoc
Nhung bien tau doc dao cua banh chung, banh tet ngay Tet-Hinh-10
 Bánh cũng dùng nhân đậu xanh và thịt mỡ nhưng không gói hình tròn mà gói hình tam giác, lạt buộc phải dùng gân của lá mật cật. Ảnh: wikivietnam
Nhung bien tau doc dao cua banh chung, banh tet ngay Tet-Hinh-11
 Bánh chưng đen (hay bánh chưng cẩm) là món bánh chưng truyền thống của người Tày ở huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn). Bánh có màu đen tím như hạt nếp cẩm nhưng lại rất mềm và dẻo, vị thanh mát. Bánh có dạng hình tròn, dài gần giống bánh tét ở miền Nam. Ảnh: ngaynay
Nhung bien tau doc dao cua banh chung, banh tet ngay Tet-Hinh-12
Màu đen tím của bánh được tạo từ tro của cọng rơm nếp. Nhân bên trong làm bằng đậu xanh bóc vỏ và miếng thịt ba chỉ, nhiều mỡ một chút. Bánh chưng cẩm ăn ngon nhất là khi nướng. Ảnh: proguide 

Biến tấu món ăn Tết truyền thống thành “đặc sản” độc lạ

(Kiến Thức) - Với những món ăn Tết truyền thống, bạn có thể biến tấu thành vô số món hấp dẫn theo phong cách hiện đại.

Bien tau mon an Tet truyen thong thanh “dac san” doc la
Khi đã chán với những món ăn Tết truyền thống, bạn hãy biến tấu chúng thành những món hiện đại, vừa có vị ngon lạ lại vừa đẹp mắt. 
Bien tau mon an Tet truyen thong thanh “dac san” doc la-Hinh-2
Xôi ngũ sắc. 

Điểm mặt hàng bánh đúc nóng siêu rẻ, ngon hết xảy khi trời lạnh

Vào những ngày gió lạnh của cuối thu, đầu đông Hà Nội thì bánh đúc nóng đậm đà, mềm dẻo, lạ miệng chắc chắn là lựa chọn lý tưởng hoàn hảo để lót dạ sau mỗi chiều lang thang phố xá.

Bánh đúc nóng Lê Ngọc Hân

Tin mới