Bánh gạo lập lờ nhãn mác?

(Kiến Thức) - Biết tâm lý không ít người mê dùng hàng ngoại, không chỉ đồ điện tử mà cả các loại thực phẩm nên nhà cung cấp đã cố tình lập lờ nhãn mác...

Hàng “Tàu” đội lốt Nhật Bản?
Chị Phan Mai Anh (nhà ở đường 26/3, phường 3, quận Gò Vấp, TPHCM) đã đến tòa soạn tại TPHCM trình bày về việc Công ty TNHH Thai Corp International (Việt Nam) đã lập lờ nhãn mác đánh lừa người tiêu dùng. Chị cho biết, cuối tuần ở nhà, chị thấy các con chị được bà ngoại cho ăn bánh gạo, cẩn thận nên chị cầm cái bánh lên và giật mình vì thấy thực phẩm xuất xứ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, mẹ chị vẫn khẳng định đây là bánh gạo của Nhật Bản vì thấy có dòng chữ in tiếng Nhật, lại có cả dòng chữ tiếng Việt là “Bánh gạo sản xuất theo công nghệ Nhật Bản thơm giòn ngon tuyệt” và cả dòng chữ tiếng Anh  “Japanese Rice Cracker”. Người bán hàng đã giải thích với bà đây là bánh gạo Nhật Bản nên yên tâm.
Chị Mai Anh chia sẻ thêm, chị mở máy tính ra và tra từ điển cho mẹ chị biết đây là bánh sản xuất ở Trung Quốc. Mẹ chị và nhiều bà nội trợ mua bánh này vì không biết tiếng Anh lại nghe người bán hàng giới thiệu là ngon và là hàng Nhật. Chị Anh cho biết: “Sau khi kiểm tra lại nhãn mác và địa chỉ của công ty ở 40 Bà Huyện Thanh Quan, phường 6, quận 3, TPHCM tôi đã tìm đến để thắc mắc về việc ghi nhãn trên bao bì lập lờ như vậy, nhân viên ở đây hướng dẫn  qua Khu Công nghiệp Tân Bình mở rộng. Vì không có thời gian và điều kiện nên tôi nhờ quý báo làm rõ vấn đề này nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng”.
Nhãn Bánh gạo Yappy Snowy Công ty TNHH Thai Corp International (Việt Nam) gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.
Nhãn Bánh gạo Yappy Snowy Công ty TNHH Thai Corp International (Việt Nam) gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng. 
Sản phẩm hoàn toàn của Trung Quốc
Tại buổi làm việc với chúng tôi tại văn phòng Công ty TNHH Thai Corp International (Việt Nam) ở địa chỉ tại Khu Công nghiệp Tân Bình mở rộng, quận Bình Tân, TPHCM (chứ không phải địa chỉ ghi trên bao bì sản phẩm), ông Karn Chaiwanichkit, Giám đốc Chuỗi cung ứng & Đối ngoại, cung ứng Công ty TNHH Thai Corp International (Việt Nam) khẳng định: “Bánh gạo Yappy Snowy là bánh sản xuất tại Trung Quốc. Nhưng vì tình hình biển Đông nên chúng tôi không thể ghi rõ là xuất xứ từ Trung Quốc được, vì sợ người Việt Nam tẩy chay hàng của chúng tôi”. Ngoài ra, ông Karn Chaiwanichkit còn cố chứng minh với chúng tôi rằng có rất nhiều công ty khác cũng in trên bao bì là sản phẩm của Nhật Bản như vậy!
Bà Lý Thị Thu Hương, Trợ lý của ông Karn Chaiwanichkit kiêm Trưởng phòng Xuất – Nhập khẩu của công ty cho biết, bánh gạo Yappy Snowy là bánh sản xuất tại Trung Quốc và công ty nhập về để thăm dò thị hiếu người tiêu dùng và bao bì có chỉnh sửa một chút để phù hợp với thói quen tiêu dùng của người Việt Nam! Trước đó, chúng tôi đã đề nghị lãnh đạo công ty cung cấp thông tin về hồ sơ công bố sản phẩm bánh gạo mà chị Mai Anh phản ánh nhưng công ty lại cung cấp cho chúng tôi hồ sơ công bố về sản phẩm Bánh gạo Yappy Snowy (vị ngọt) có nhãn phụ ghi rất rõ ràng là Xuất xứ Trung Quốc, và điều đáng nói là trên hồ sơ công bố này hoàn toàn không có dòng chữ “Japanese Rice Cracker” mà chỉ ghi là: “Rice Cracker”.
Ông Karn Chaiwanichkit giải thích về dòng chữ “Japanese Rice Cracker” có 2 nghĩa mà mọi người hay đọc đó là: “Bánh gạo của người Nhật” hoặc “Bánh gạo Nhật Bản” và đó là lý do sản phẩm để như vậy để dễ bán hàng. Khi chúng tôi hỏi tại sao doanh nghiệp biết mà vẫn cố tình để như vậy, gây sự hiểu nhầm cho người tiêu dùng, đại diện doanh nghiệp này đã không trả lời, còn hồ sơ công bố sản phẩm thì công ty sẽ tìm lại và sẽ cung cấp cho tòa soạn. Tuy nhiên đã gần 1 tháng trôi qua và ngày 26/5, qua điện thoại bà Thu Hương cho biết là vẫn chưa tìm được hồ sơ công bố sản phẩm?  
Nhãn phụ in trên bao bì không giống như hồ sơ công bố.
Nhãn phụ in trên bao bì không giống như hồ sơ công bố.
 Ghi sai nhãn sẽ bị xử phạt
Ngày 29/5, ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục Trưởng Chi Cục ATVSTP TPHCM cho biết, việc ghi sai nhãn so với nhãn công bố thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt. Ghi nhãn hàng hoá là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hoá để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng, để nhà sản xuất, kinh doanh quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát. Nhãn gốc của hàng hóa là nhãn thể hiện lần đầu được gắn trên hàng hóa. 
Dù là sản phẩm nội địa hay ngoại nhập thì đều phải tuân thủ việc ghi nhãn. Vì thông tin nhãn trên bao bì giúp người tiêu dùng hiểu rõ hàng hóa, nguồn gốc, thành phần... Tất cả các sản phẩm nhập khẩu và lưu hành trên đất nước Việt Nam đều phải được cơ quan chức năng cho phép và tuân thủ các các quy định của Việt Nam nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Qua phản ánh của Báo, Chi cục ATVSTP sẽ tiến hành kiểm tra lại vấn đề trên. 

Dược phẩm giả, nhái nhãn mác xem nhẹ sức khỏe người bệnh

- Bên cạnh nạn thuốc giả tràn lan là tình trạng có nhiều mẫu mã, nhãn mác một số loại sản phẩm hiện nay gần giống nhau. Điều đáng nói, theo quy định, mỗi loại thuốc có một tính năng tác dụng riêng, mang một nhãn mác, mẫu mã riêng và được các nhà sản xuất sản phẩm đăng ký sở hữu nhãn hiệu hàng hóa với cơ quan chức năng để lưu hành. Tuy nhiên, trên thực tế, nhãn mác dược phẩm, thực phẩm chức năng như đánh đố người tiêu dùng.

Tràn lan sản phẩm giả, nhái

Cục Quản lý dược vừa gửi thông báo đến Sở y tế các tỉnh/thành về việc phát hiện nhiều loại thuốc giả như: thuốc tiêm Voltarén® 75mg dùng điều trị giảm đau, Levitra 20mg chữa chứng rối loạn cương dương, thuốc viên nén Fugacar dùng xổ giun, thuốc chữa viêm khớp mạn tính... Cuối năm 2011, nhiều loại thuốc làm giả như: Zinnat, Dologesis (Nimesulide 100mg) cũng bị phát hiện.

Bộ Y tế vào cuộc điều tra Ocean Mart bán thực phẩm kém chất lượng

(Kiến Thức) - Liên quan đến việc hệ thống siêu thị Ocean Mart kinh doanh thực phẩm kém chất lượng, Cục An toàn Thực phẩm vừa yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra.

Ngày 14/5, Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản số 1077/ATTP-TT đề nghị Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Hà Nội phối hợp với các đơn vị chức năng triển khai một số nội dung liên quan đến vấn đề trên.
Theo đó, Cục An toàn Thực phẩm yêu cầu Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Hà Nội thành lập đoàn kiểm tra, xác minh thông tin phản ánh trên báo điện tử Kiến Thức về việc kinh doanh rau quả, thực phẩm tươi sống kém chất lượng, không nhãn mác, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, ngày sản xuất, hạn sử dụng...

Tin mới