Bánh mì hến, hủ tiếu ốc - món ăn lạ khiến nhiều người mê ở Sài Gòn

Bánh mì hến với vị ngọt từ thịt hến được xào chua ngọt với gia vị hoà quyện, kết hợp với bắp và dưa leo, rau thơm, thêm chút vị cay cay mang lại vị đặc biệt.

Bánh mì hến

Bánh mì hến là một món mới rất lạ gây sốt trên đường phố Sài Gòn, được nhiều thực khách thích thú bởi hương vị không giống ai.

Nếu như du khách từng trót yêu món cơm hến, mì hến, cháo hến, canh hến... thì món bánh mì hến này lại đem lại một trải nghiệm khác hẳn khi hến được kết hợp với bánh mì giòn giòn, một chút bơ ngậy ngậy. Vậy mà món ăn lạ này lại làm đốn tim nhiều thực khách.

Bánh mì hến lạ miệng đốn tim nhiều thực khách. Ảnh: Foody
 Bánh mì hến lạ miệng đốn tim nhiều thực khách. Ảnh: Foody

Khác với các loại bánh mì khác, bánh mì hến không có nhân là pate, thịt, trứng mà được thay thế bằng nhân hến. Những con hến tươi được đánh bắt, rửa sạch rồi cho vào luộc sơ, đãi sạch vỏ rồi đem xào cùng với hành tây, tỏi, dầu hào, dầu điều, sốt me, ớt và một chút bơ ngậy khiến nhân hến trở nên vô cùng hấp dẫn. Nhân hến khi cho vào còn có thêm thêm bắp, dưa leo, rau thơm...

Bạn sẽ cảm nhận vị ngọt từ thịt hến được xào chua ngọt với gia vị hoà quyện, kết hợp với bắp và dưa leo, rau thơm, thêm chút vị cay cay nữa mang lại một chiếc bánh mì vừa ngon vừa lạ. Bạn có thể ăn ở 50 Thành Thái, phường 12, quận 10, TP.HCM.

Hủ tiếu ốc

Được nấu và thưởng thức cùng các loại sò ốc, hủ tiếu ốc được xem là một trong những biến thể của món hủ tiếu quen thuộc của người Sài Gòn.

Hủ tiếu ốc là món dễ ăn ở Sài Gòn nhất là những ngày nắng nóng. Ảnh: Zing
Hủ tiếu ốc là món dễ ăn ở Sài Gòn nhất là những ngày nắng nóng. Ảnh: Zing 

Khuyết điểm của món ăn là phải dùng ốc tươi để nấu, nếu không, nước lèo sẽ không có độ ngọt. Nước lèo của hủ tiếu ốc là hỗn hợp nước hầm xương và nước luộc ốc nên có vị ngọt nhẹ, thoảng hương sả dễ ăn. Các loài sò ốc đi kèm trong món ăn thuộc loại dễ chế biến, giá mềm, như nghêu, sò lông, sò lụa, ốc bươu. Bạn có thể ăn ở vực chợ Lê Hồng Phong, quận 10, TP.HCM.

Bánh mì xưa và nay

Năm 1954, khi Pháp thua trận, họ đóng quân ở những thị trấn nhỏ chờ ngày về nước. Sau bữa ăn chiều, bánh mì còn dư, nhà bếp bỏ trên bờ sông.

Về sau, khi bánh mì được các lò ở tỉnh lỵ sản xuất, nó mới được chở về các thị trấn heo hút bằng xe đò hoặc đò máy. Những chuyến xe đò hoặc những chuyến đò máy về tới thị trấn thường vào buổi chiều. Người lớn mua những ổ nhai ngon lành. Trẻ con thích thú với những cái bánh mì sừng trâu. Gọi như vậy vì ổ bánh mì cong hình bán nguyệt mặt trên vàng sậm với những hột đường cát trắng bám bên trên. Chính vị ngọt của những hột đường này quyến rũ hàm răng háu ăn của bọn nhỏ. Ở thị xã, bánh mì lạt được những đứa trẻ nghèo mua từ lò cho vào bao bột mì màu cháo lòng vác trên vai rao “bánh mì nóng giòn đây” vào những sáng sớm, khi mọi người còn mơ màng giấc điệp. Chúng vừa đi vừa rao như vậy, đánh thức cư dân đô thị, nhất là những học sinh thức sớm học bài đói bụng kêu mua. Vừa nhai ổ bánh mì giòn rụm, vừa học bài cũng là niềm vui của học sinh nghèo.

Cám cảnh thay cho nạn nhân của bánh mì pho mai "đểu"

(Kiến Thức) - Dù đang là món ăn hot trong cộng đồng mạng thời gian gần đây nhưng không phải ai cũng được tận hưởng chiếc bánh mì pho mai ruốc "xịn".

Cam canh thay cho nan nhan cua banh mi pho mai "deu"
 Bánh mì pho mai đang là món ăn gây sốt trong cộng đồng giới trẻ nhờ mùi vị thơm ngon, vẻ ngoài riêng, đặc trưng của nó. Vị mặn mặn của ruốc quyện với vị thơm ngậy của phô mai chảy béo mịn, ẩn trong miếng bánh mì vừa nướng xong quả là không thể chối từ. Ảnh trong bài: Sưu tầm Facebook.

Tin mới