Bánh trung thu được bày bán sớm, khách nhìn bảng giá “giật mình”

Người tiêu dùng không chỉ bất ngờ khi bánh trung thu được bày bán sớm hơn so với mọi năm mà mặt hàng này cũng ghi nhận mức giá cao “chót vót”.

Còn gần 2 tháng nữa mới đến Trung Thu, tuy nhiên, tại một số con phố ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã xuất hiện các gian hàng bán bánh trung thu. So với những năm trước, thị trường bánh trung thu năm nay khởi động sớm hơn.

Tại Hà Nội, dọc các tuyến đường như Xã Đàn, Tây Sơn, Phạm Ngọc Thạch, Cầu Giấy, Võ Thị Sáu… một số gian hàng bán bánh trung thu truyền thống đã bắt đầu mở bán từ ngày 16/6 âm lịch.

Bánh trung thu được bày bán trên đường Xã Đàn (Hà Nội).

Tại TP. Hồ Chí Minh, một loại quầy bánh Trung thu của các thương hiệu như Kinh Đô, Thành Đô, Như Lan cũng đã mở bán từ ngày 18/6 âm lịch, tức là trước Tết Trung thu khoảng 2 tháng.

Theo quan sát, bảng giá bán lẻ các sản phẩm bánh trung thu năm nay đều tăng từ 15-25% so với trước đây. Cụ thể, bánh trung thu Kinh Đô năm nay dao động từ 55-390 nghìn đồng/chiếc.

Thấp nhất là các loại bánh dẻo nhân hạt sen, đậu xanh, sầu riêng, sữa dừa có trọng lượng 180g được bán với giá 55 nghìn đồng/chiếc; bánh dẻo jambon lạp xưởng, hạt sen hạt dưa, đậu xanh hạt dưa có giá từ 70-87 nghìn đồng/chiếc loại 230g; bánh nướng truyền thống có giá từ 95-167 nghìn đồng/chiếc loại 210g.

Hầu hết các gian hàng đều khá vắng vẻ.

Cao nhất phải kể đến bánh nướng gà quay sốt X.O, 4 trứng, nặng 800g có giá 390 nghìn đồng/chiếc. Riêng các loại bánh cao cấp có giá từ 560 nghìn đến 4,9 triệu đồng sẽ ra mắt vào cuối tháng 7.

Anh Đỗ Dũng, nhân viên bán hàng bánh trung thu Kinh Đô trên đường Võ Thị Sáu (Hà Nội) cho biết, mức giá năm nay cao hơn năm trước khoảng 20% do chi phí đầu vào tăng mạnh.

Mặc dù phục vụ người tiêu dùng tất cả các ngày trong tuần từ 6h đến 22h nhưng trong 3 ngày gần đây nhất, điểm bán bánh trung thu của anh Dũng mới bán được khoảng 100 chiếc.

Bảng giá bánh trung thu Kinh Đô năm 2022.

Trên các chợ online, bánh trung thu handmade cũng được rao bán rầm rộ với giá từ 45-60 nghìn đồng/chiếc loại từ 150-180g. Thậm chí, nhiều người còn rao bán loại bánh trung thu chỉ từ 20 nghìn đồng/chiếc loại 180g.

Nói về bánh trung thu giá rẻ, chị Nguyễn Hoài Thu, người bán bánh trung thu handmade ở Đống Đa (Hà Nội) cho biết, giá bột mì, dầu ăn, đường, đều tăng từ 30-50% so với thời điểm trước dịch Covid-19, vì vậy, người tiêu dùng phải hết sức cẩn trọng với các loại bánh trung thu giá rẻ.

“Loại bánh nướng năm ngoái tôi bán 35-45 nghìn đồng/chiếc thì năm nay cũng phải có giá từ 50-60 nghìn đồng/chiếc loại 180g mới có lời. Chưa kể tôi không mất tiền thuê nhân công, nhà xưởng. Vì vậy, người tiêu dùng hết sức cẩn thận với những loại bánh trung thu giá chỉ 20-25 nghìn đồng/kg”, chị Thu nói.

Bánh trung thu handmade cũng ghi nhận mức giá tăng cao hơn các năm trước từ 15-20%.

Mới đây, vào ngày 6/7, Đội Quản lý thị trường số 24, Cục Quản lý thị trường TP.Hà Nội khi kiểm tra cửa hàng kinh doanh của hộ kinh doanh Phan Thị Nhàn tại xóm Chùa Tổng, xã La Phù, Huyện Hoài Đức, TP.Hà Nội đã phát hiện phát hiện 5.100 chiếc bánh trung thu do nước ngoài sản xuất, nhãn chữ bằng tiếng nước ngoài.

Bà Phan Thị Nhàn - chủ cơ sở kinh doanh không xuất trình được hóa đơn theo quy định. Theo ghi nhận ban đầu, số hàng hóa này bà Nhàn mua trôi nổi trên thị trường về bán kiếm lời. Hàng không có hóa đơn chứng từ. Do đó, đoàn kiểm tra đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên để tiếp tục xác minh, làm rõ.

Tương tự, mới đây đội QLTT số 1, Cục QLTT Tây Ninh cũng phát hiện và tạm giữ gần 500 cái bánh trung thu, bánh bông lan các loại không nhãn hiệu, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Chủ hộ kinh doanh là ông Phạm Văn Thanh không xuất trình được hóa đơn theo quy định. Đội QLTT số 1 đã lập biên bản tạm giữ và niêm phong toàn bộ tang vật để tiếp tục làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) khuyến cáo, khi lựa chọn và sử dụng bánh trung thu để đảm bảo an toàn thực phẩm, người tiêu dùng cần chọn các sản phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng như có tên của nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất, có hướng dẫn sử dụng, bảo quản...

Sản phẩm phải ghi ngày sản xuất, thời hạn sử dụng và còn hạn sử dụng, sản phẩm cần đảm bảo không bị dập nát biến dạng, bao bì không rách nát, không có màu sắc khác thường, không bị thiu, ẩm mốc, hư hỏng và không có mùi khác lạ. Tuyệt đối không lựa chọn mua sản phẩm trôi nổi, không có nguồn gốc, hàng hết hạn sử dụng, bao bì rách nát, sản phẩm biến dạng, hàng lậu.

Ảnh cực quý về tết Trung thu ở Hà Nội năm 1926 (1)

Dù là ảnh đen trắng, nhưng không quá khó để hình dung màu sắc rực rỡ từ những chiếc đèn được tạo tác cầu kỳ vào dịp Tết Trung thu ở Hà Nội năm 1926.

Anh cuc quy ve tet Trung thu o Ha Noi nam 1926 (1)
Bầu không khí Tết Trung thu rộn ràng trên phố Hàng Gai, Hà Nội năm 1926.
Anh cuc quy ve tet Trung thu o Ha Noi nam 1926 (1)-Hinh-2
Những đứa trẻ đứng hai bên cửa hàng đèn lồng và đồ chơi Trung thu ở phố Hàng Gai.

Ảnh cực quý về tết Trung thu ở Hà Nội năm 1926 (2)

Xưởng làm bánh Trung thu trên phố Hàng Đường, những con tò he bằng bột gạo, những món đồ chơi bằng thiếc ở phố Hàng Thiếc... là loạt ảnh đặc sắc về tết Trung thu ở Hà Nội năm 1926 được ghi lại qua ống kính người Pháp.

Anh cuc quy ve tet Trung thu o Ha Noi nam 1926 (2)
Cửa hàng bán bánh Trung thu "Hòa Phát" ở 66 phố Hàng Đường, Tết Trung thu Hà Nội năm 1926.
Anh cuc quy ve tet Trung thu o Ha Noi nam 1926 (2)-Hinh-2
Các mặt hàng bày bán trong một cửa hiệu ở Hàng Đường.

Tin mới