Bạo chúa Chu Nguyên Chương 3 lần bật khóc vì người đặc biệt nào?

Bạo chúa Chu Nguyên Chương 3 lần bật khóc vì người đặc biệt nào?

Là người sáng lập nhà Minh, hoàng đế Chu Nguyên Chương được biết đến với tính cách cai trị độc đoán, tàn bạo. Thế nhưng, ông 3 lần rơi lệ vì một người.

Xem toàn bộ ảnh
 Hoàng đế Chu Nguyên Chương là một trong những vị vua nổi tiếng nhất lịch sử Trung Quốc thời phong kiến. Với xuất thân từ một gia đình bần nông nghèo khó, ông từng bước trở thành thủ lĩnh Hồng Cân quân (đội quân khăn đỏ).
Hoàng đế Chu Nguyên Chương là một trong những vị vua nổi tiếng nhất lịch sử Trung Quốc thời phong kiến. Với xuất thân từ một gia đình bần nông nghèo khó, ông từng bước trở thành thủ lĩnh Hồng Cân quân (đội quân khăn đỏ).
Với khả năng lãnh đạo, Chu Nguyên Chương chỉ huy lực lượng Hồng Cân quân lật đổ nhà Nguyên, xưng đế và lập ra nhà Minh. Thế nhưng, sau khi lên ngôi, ông hoàng này giết hại hàng vạn người bao gồm nhiều công thần, lão tướng và thân nhân của họ.
Với khả năng lãnh đạo, Chu Nguyên Chương chỉ huy lực lượng Hồng Cân quân lật đổ nhà Nguyên, xưng đế và lập ra nhà Minh. Thế nhưng, sau khi lên ngôi, ông hoàng này giết hại hàng vạn người bao gồm nhiều công thần, lão tướng và thân nhân của họ.
Do đó, Chu Nguyên Chương được xem là vị vua giết nhiều công thần nhất lịch sử phong kiến Trung Quốc. Từ đây, nhiều người cho rằng hoàng đế này hiếm khi rơi lệ. Thế nhưng, trên thực tế, Chu Nguyên Chương từng 3 lần bật khóc vì một người khiến hậu thế ngỡ ngàng. Nhân vật đặc biệt đó chính là Uông Hà. Hai người gặp nhau lần đầu vào năm 1354.
Do đó, Chu Nguyên Chương được xem là vị vua giết nhiều công thần nhất lịch sử phong kiến Trung Quốc. Từ đây, nhiều người cho rằng hoàng đế này hiếm khi rơi lệ. Thế nhưng, trên thực tế, Chu Nguyên Chương từng 3 lần bật khóc vì một người khiến hậu thế ngỡ ngàng. Nhân vật đặc biệt đó chính là Uông Hà. Hai người gặp nhau lần đầu vào năm 1354.
Chu Nguyên Chương nhận thấy Uông Hà là người túc trí đa mưu, học rộng hiểu sâu nên đã chiêu mộ ông về làm việc cho mình. Nhờ những mưu kế, sách lược của Uông Hà, Chu Nguyên Chương đã đạt được nhiều thành tựu trong việc gây dựng sự nghiệp, từng bước trở thành bậc đế vương.
Chu Nguyên Chương nhận thấy Uông Hà là người túc trí đa mưu, học rộng hiểu sâu nên đã chiêu mộ ông về làm việc cho mình. Nhờ những mưu kế, sách lược của Uông Hà, Chu Nguyên Chương đã đạt được nhiều thành tựu trong việc gây dựng sự nghiệp, từng bước trở thành bậc đế vương.
Chu Nguyên Chương từng phái Uông Hà đi đàm phán với Vương Bảo Bảo. Mục đích là nhằm thuyết phục Vương Bảo Bảo không đối đầu, tấn công Chu Nguyên Chương. Dù Uông Hà nỗ lực thuyết phục nhưng Vương Bảo Bảo không chấp thuận. Không những vậy, Vương Bảo Bảo còn mang theo Uông Hà khi rút quân về Mạc Bắc vì muốn có được nhân tài này.
Chu Nguyên Chương từng phái Uông Hà đi đàm phán với Vương Bảo Bảo. Mục đích là nhằm thuyết phục Vương Bảo Bảo không đối đầu, tấn công Chu Nguyên Chương. Dù Uông Hà nỗ lực thuyết phục nhưng Vương Bảo Bảo không chấp thuận. Không những vậy, Vương Bảo Bảo còn mang theo Uông Hà khi rút quân về Mạc Bắc vì muốn có được nhân tài này.
Dù Vương Bảo Bảo dùng đủ mọi cách thuyết phục Uông Hà làm việc cho mình như dụ dỗ, ép buộc nhưng người này nhất quyết không chịu. Phải 6 năm sau khi Chu Nguyên Chương xưng đế, Uông Hà mới được giải cứu.
Dù Vương Bảo Bảo dùng đủ mọi cách thuyết phục Uông Hà làm việc cho mình như dụ dỗ, ép buộc nhưng người này nhất quyết không chịu. Phải 6 năm sau khi Chu Nguyên Chương xưng đế, Uông Hà mới được giải cứu.
Vào ngày đầu tiên gặp lại Uông Hà sau nhiều năm xa cách, Chu Nguyên Chương bật khóc vì thương xót cho nhân tài này bị hành hạ trở nên gầy gò, ốm yếu khiến ông thương xót.
Vào ngày đầu tiên gặp lại Uông Hà sau nhiều năm xa cách, Chu Nguyên Chương bật khóc vì thương xót cho nhân tài này bị hành hạ trở nên gầy gò, ốm yếu khiến ông thương xót.
Sang đến ngày thứ hai, Chu Nguyên Chương triệu tập Uông Hà và nghe kể về khoảng thời gian bị Vương Bảo Bảo giam cầm. Sau khi nghe xong, Chu Nguyên Chương lần nữa rơi lệ.
Sang đến ngày thứ hai, Chu Nguyên Chương triệu tập Uông Hà và nghe kể về khoảng thời gian bị Vương Bảo Bảo giam cầm. Sau khi nghe xong, Chu Nguyên Chương lần nữa rơi lệ.
Vào ngày thứ ba, trong một bữa tiệc, Uông Hà nói mình đã lâu không ăn thịt nên bây giờ không ăn nữa vì bị Vương Bảo Bảo đối xử tệ bạc. Điều này khiến hoàng đế Chu Nguyên Chương đau lòng đến mức rơi lệ.
Vào ngày thứ ba, trong một bữa tiệc, Uông Hà nói mình đã lâu không ăn thịt nên bây giờ không ăn nữa vì bị Vương Bảo Bảo đối xử tệ bạc. Điều này khiến hoàng đế Chu Nguyên Chương đau lòng đến mức rơi lệ.
Về sau, Uông Hà được Chu Nguyên Chương bổ nhiệm làm Lại bộ thị lang. Không những vậy, Chu Nguyên Chương cho con trai thứ ba của mình là Tấn Vương tôn Uông Hà làm thầy. Khi Uông Hà qua đời, ông hoàng này ban chữ "Tranh tranh thiết sắt, hạo nhiên chánh khí" (có nghĩa khí tiết chính trực, cốt cách mạnh mẽ).
Về sau, Uông Hà được Chu Nguyên Chương bổ nhiệm làm Lại bộ thị lang. Không những vậy, Chu Nguyên Chương cho con trai thứ ba của mình là Tấn Vương tôn Uông Hà làm thầy. Khi Uông Hà qua đời, ông hoàng này ban chữ "Tranh tranh thiết sắt, hạo nhiên chánh khí" (có nghĩa khí tiết chính trực, cốt cách mạnh mẽ).
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.

GALLERY MỚI NHẤT