Bạo chúa Chu Nguyên Chương hễ gặp người nào lập tức quỳ lạy?

Bạo chúa Chu Nguyên Chương hễ gặp người nào lập tức quỳ lạy?

Là người sáng lập ra nhà Minh, hoàng đế Chu Nguyên Chương vô cùng kính trọng, ngưỡng mộ danh tướng Nhạc Phi. Theo đó, mỗi khi tới Đế vương miếu, Chu Nguyên Chương đều quỳ xuống bái lạy.

Xem toàn bộ ảnh
Minh Thái Tổ  Chu Nguyên Chương là một trong những vị hoàng đế nổi tiếng nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Với xuất thân nghèo khó, lớn lên trong một gia đình bần nông, Chu Nguyên Chương đã dùng tài trí để gây dựng sự nghiệp, từng bước leo lên đỉnh cao quyền lực khi lật đổ nhà Nguyên, lập lên triều đại nhà Minh (1368 - 1644).
Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương là một trong những vị hoàng đế nổi tiếng nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Với xuất thân nghèo khó, lớn lên trong một gia đình bần nông, Chu Nguyên Chương đã dùng tài trí để gây dựng sự nghiệp, từng bước leo lên đỉnh cao quyền lực khi lật đổ nhà Nguyên, lập lên triều đại nhà Minh (1368 - 1644).
Sau khi lên ngôi hoàng đế, Chu Nguyên Chương đã cai trị đất nước với nhiều quyết sách quan trọng nhằm xây dựng nền móng vững chắc giúp nhà Minh tồn tại hàng trăm năm.
Sau khi lên ngôi hoàng đế, Chu Nguyên Chương đã cai trị đất nước với nhiều quyết sách quan trọng nhằm xây dựng nền móng vững chắc giúp nhà Minh tồn tại hàng trăm năm.
Là bậc đế vương nắm trong tay quyền lực lớn, hoàng đế Chu Nguyên Chương vô cùng ngưỡng mộ, tôn sùng một nhân vật là danh tướng Nhạc Phi. Mỗi khi đến Đế vương miếu - nơi thờ Nhạc Phi, Minh Thái Tổ đều quỳ xuống bái lạy.
Là bậc đế vương nắm trong tay quyền lực lớn, hoàng đế Chu Nguyên Chương vô cùng ngưỡng mộ, tôn sùng một nhân vật là danh tướng Nhạc Phi. Mỗi khi đến Đế vương miếu - nơi thờ Nhạc Phi, Minh Thái Tổ đều quỳ xuống bái lạy.
Từ đây, nhiều người tò mò Nhạc Phi là ai mà Chu Nguyên Chương tôn kính như vậy. Theo các sử liệu, Nhạc Phi (1103 – 1142) là danh tướng, nhà quân sự nổi tiếng thời Nam Tống. Ông được coi là một trong những biểu tượng lớn của lòng yêu nước và là anh hùng dân tộc trong lịch sử Trung Quốc.
Từ đây, nhiều người tò mò Nhạc Phi là ai mà Chu Nguyên Chương tôn kính như vậy. Theo các sử liệu, Nhạc Phi (1103 – 1142) là danh tướng, nhà quân sự nổi tiếng thời Nam Tống. Ông được coi là một trong những biểu tượng lớn của lòng yêu nước và là anh hùng dân tộc trong lịch sử Trung Quốc.
Trong suốt 10 năm chiến đấu chống giặc Kim ở phương Bắc, Nhạc Phi dẫn quân và trải qua 126 trận đánh nhưng chưa một lần nếm mùi thất bại. Là vị đại tướng bách chiến bách thắng, Nhạc Phi được đánh giá tài năng sánh ngang với những anh hùng nổi danh thiên hạ như: Hàn Tín, Bành Việt, Chu Bột, Quán Anh.
Trong suốt 10 năm chiến đấu chống giặc Kim ở phương Bắc, Nhạc Phi dẫn quân và trải qua 126 trận đánh nhưng chưa một lần nếm mùi thất bại. Là vị đại tướng bách chiến bách thắng, Nhạc Phi được đánh giá tài năng sánh ngang với những anh hùng nổi danh thiên hạ như: Hàn Tín, Bành Việt, Chu Bột, Quán Anh.
Trong lần cuối cùng thống lĩnh quân đội chống giặc Kim vào năm 1140, Nhạc Phi lập chiến công lừng lẫy. Ông dẫn quân công phá đội kỵ binh tinh nhuệ của Ngột Truật, đánh bại quân chủ lực của Kim. Khi ấy, đội quân của Nhạc Phi tiến rất gần đến việc đòi lại cố đô từ tay nhà Kim.
Trong lần cuối cùng thống lĩnh quân đội chống giặc Kim vào năm 1140, Nhạc Phi lập chiến công lừng lẫy. Ông dẫn quân công phá đội kỵ binh tinh nhuệ của Ngột Truật, đánh bại quân chủ lực của Kim. Khi ấy, đội quân của Nhạc Phi tiến rất gần đến việc đòi lại cố đô từ tay nhà Kim.
Tuy nhiên, vào năm 1142, nhà Nam Tống dựa vào những thắng lợi mà đội quân của Nhạc Phi giành được trên chiến trường để làm cơ sở cầu hòa với nhà Kim. Đồng thời, Nam Tống trả lại vùng đất Nhạc Phi chiếm được trong 10 năm chiến tranh cho nhà Kim.
Tuy nhiên, vào năm 1142, nhà Nam Tống dựa vào những thắng lợi mà đội quân của Nhạc Phi giành được trên chiến trường để làm cơ sở cầu hòa với nhà Kim. Đồng thời, Nam Tống trả lại vùng đất Nhạc Phi chiếm được trong 10 năm chiến tranh cho nhà Kim.
Vậy nên, khi bị triệu về kinh, Nhạc Phi vô cùng giận giữ vì buộc phải trả lại vùng đất mà quân sĩ Nam Tống hy sinh bao nhiêu máu, mồ hôi và nước mắt mới giành được. Do bất mãn với triều đình nên cuối cùng Nhạc Phi bị Tần Cối ám hại dẫn đến bị tước hết binh quyền, nhốt vào ngục và qua đời năm 1142.
Vậy nên, khi bị triệu về kinh, Nhạc Phi vô cùng giận giữ vì buộc phải trả lại vùng đất mà quân sĩ Nam Tống hy sinh bao nhiêu máu, mồ hôi và nước mắt mới giành được. Do bất mãn với triều đình nên cuối cùng Nhạc Phi bị Tần Cối ám hại dẫn đến bị tước hết binh quyền, nhốt vào ngục và qua đời năm 1142.
Người đời vô cùng tôn kính Nhạc Phi và coi ông là anh hùng dân tộc vĩ đại, trung thần và một bậc sĩ phu dũng liệt. Sau đó, Nhạc Phi và 4 vị quan thời Nam Tống được thờ tại Đế vương miếu do nhà Minh và nhà Thanh xây dựng. Đây là nơi thờ những văn võ bá quan tài năng của nhiều triều đại.
Người đời vô cùng tôn kính Nhạc Phi và coi ông là anh hùng dân tộc vĩ đại, trung thần và một bậc sĩ phu dũng liệt. Sau đó, Nhạc Phi và 4 vị quan thời Nam Tống được thờ tại Đế vương miếu do nhà Minh và nhà Thanh xây dựng. Đây là nơi thờ những văn võ bá quan tài năng của nhiều triều đại.
Tương truyền, cứ mỗi lần đến đền thờ hay nhìn thấy tượng của Nhạc Phi, Chu Nguyên Chương đều quỳ xuống bái lạy để thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn kính.
Tương truyền, cứ mỗi lần đến đền thờ hay nhìn thấy tượng của Nhạc Phi, Chu Nguyên Chương đều quỳ xuống bái lạy để thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn kính.
Mời độc giả xem video: Cuộc đời phi tần duy nhất “dám” đệ đơn ly hôn với Hoàng đế.

GALLERY MỚI NHẤT