Báo động Hải quân Argentina: Lực lượng tàu ngầm tê liệt

Báo động Hải quân Argentina: Lực lượng tàu ngầm tê liệt

(Kiến Thức) - Việc để mất chiếc ARA San Juan hồi tháng 11/2017 là một trong những nguyên nhân chính khiến lực lượng tàu ngầm Hải quân Argentina rơi vào tình trạng báo động khi mất khả năng chiến đấu. 

Xem toàn bộ ảnh
Theo Tạp chí Jane's Defence Weekly, lực lượng tàu ngầm  Hải quân Argentina đã rơi vào tình trạng không còn chiếc tàu ngầm nào hoạt động kể từ khi được thành lập cách đây 85 năm trước. Việc này xảy ra khi cả hai tàu ngầm hiện nay của nước này vào xưởng sửa chữa nâng cấp kéo dài tuổi thọ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo Tạp chí Jane's Defence Weekly, lực lượng tàu ngầm Hải quân Argentina đã rơi vào tình trạng không còn chiếc tàu ngầm nào hoạt động kể từ khi được thành lập cách đây 85 năm trước. Việc này xảy ra khi cả hai tàu ngầm hiện nay của nước này vào xưởng sửa chữa nâng cấp kéo dài tuổi thọ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trả lời câu hỏi được đặt ra bởi Thượng viện Quốc hội cuối tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Marcos Pena thừa nhận rằng lực lượng tàu ngầm Argentina "không có khả năng hoạt động". Nguồn ảnh: Wikipedia
Trả lời câu hỏi được đặt ra bởi Thượng viện Quốc hội cuối tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Marcos Pena thừa nhận rằng lực lượng tàu ngầm Argentina "không có khả năng hoạt động". Nguồn ảnh: Wikipedia
Tình hình hiện nay được cho là kết quả từ vụ tai nạn thảm khốc ARA San Juan - một trong hai tàu ngầm Type TR-1700 do Đức chế tạo - "xương sống" của lực lượng tàu ngầm Argentina gặp nạn hồi tháng 11/2017 khiến 44 sĩ quan và thủy thủ thiệt mạng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tình hình hiện nay được cho là kết quả từ vụ tai nạn thảm khốc ARA San Juan - một trong hai tàu ngầm Type TR-1700 do Đức chế tạo - "xương sống" của lực lượng tàu ngầm Argentina gặp nạn hồi tháng 11/2017 khiến 44 sĩ quan và thủy thủ thiệt mạng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Sau vụ tai nạn đó, hiện Hải quân Argentina chỉ còn duy nhất chiếc ARA Santa Cruz (S-41) có mặt trong biên chế. Và nay khi nó vào xưởng thì Argentina cơ bản mất khả năng tác chiến dưới mặt nước dù cho họ vẫn còn ít nhất một chiếc Type 209 nhưng cũng đã quá cũ và từng xảy ra sự cố những năm gần đây. Nguồn ảnh: Wikipedia
Sau vụ tai nạn đó, hiện Hải quân Argentina chỉ còn duy nhất chiếc ARA Santa Cruz (S-41) có mặt trong biên chế. Và nay khi nó vào xưởng thì Argentina cơ bản mất khả năng tác chiến dưới mặt nước dù cho họ vẫn còn ít nhất một chiếc Type 209 nhưng cũng đã quá cũ và từng xảy ra sự cố những năm gần đây. Nguồn ảnh: Wikipedia
TR-1700 được đánh giá là một trong những tàu ngầm diesel-điện nhanh nhất từng được Đức đóng sau CTTG 2. Nó có lượng giãn nước khi lặn 2.264 tấn, dài 67m, thời gian hoạt động trên biển 30 ngày, lặn sâu 300m, trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm. Nguồn ảnh: Wikipedia
TR-1700 được đánh giá là một trong những tàu ngầm diesel-điện nhanh nhất từng được Đức đóng sau CTTG 2. Nó có lượng giãn nước khi lặn 2.264 tấn, dài 67m, thời gian hoạt động trên biển 30 ngày, lặn sâu 300m, trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong ảnh là chiếc ARA Salta (S-31) cũng là một sản phẩm của Đức được chế tạo theo đơn hàng của Hải quân Argentina từ đầu những năm 1970. Nó thuộc lớp tàu ngầm Type 209/1200 "huyền thoại" với lượng giãn nước 1.285 tấn, dài 55,9m, có khả năng hoạt động liên tục 50 ngày trên biển, lặn sâu 500m, trang bị 8 ống phóng ngư lôi 533mm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong ảnh là chiếc ARA Salta (S-31) cũng là một sản phẩm của Đức được chế tạo theo đơn hàng của Hải quân Argentina từ đầu những năm 1970. Nó thuộc lớp tàu ngầm Type 209/1200 "huyền thoại" với lượng giãn nước 1.285 tấn, dài 55,9m, có khả năng hoạt động liên tục 50 ngày trên biển, lặn sâu 500m, trang bị 8 ống phóng ngư lôi 533mm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Dù thông số có phần vượt trội hơn các tàu ngầm TR-1700, tuy nhiên chiếc Salta (S-31) đã trải qua hai lần nâng cấp tuổi thọ vào các năm 1988-1995 và 2004-2005, như vậy đến nay nó đã đến tuổi nghỉ hưu. Chưa kể là những lỗi kĩ thuật liên tục xảy ra, nghiêm trọng nhất vào năm 2014 khiến hoạt động tác chiến của con tàu bị ảnh hưởng nhiều. Nguồn ảnh: Wikipedia
Dù thông số có phần vượt trội hơn các tàu ngầm TR-1700, tuy nhiên chiếc Salta (S-31) đã trải qua hai lần nâng cấp tuổi thọ vào các năm 1988-1995 và 2004-2005, như vậy đến nay nó đã đến tuổi nghỉ hưu. Chưa kể là những lỗi kĩ thuật liên tục xảy ra, nghiêm trọng nhất vào năm 2014 khiến hoạt động tác chiến của con tàu bị ảnh hưởng nhiều. Nguồn ảnh: Wikipedia
Rõ ràng, Hải quân Argentina cần có một sự thay đổi lớn về mặt trang bị, đã tới lúc họ cần mạnh dạn loại bỏ các tàu ngầm cũ để đảm bảo an toàn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Rõ ràng, Hải quân Argentina cần có một sự thay đổi lớn về mặt trang bị, đã tới lúc họ cần mạnh dạn loại bỏ các tàu ngầm cũ để đảm bảo an toàn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mời độc giả xem video: Hải quân Argentina huấn luyện trong năm 2018. (nguồn Argentum Military)

GALLERY MỚI NHẤT