PetroVietnam sắp thoái vốn khỏi bảo hiểm PVI

(Vietnamdaily) - CTCP PVI (PVI) đang có 15% thị phần trong ngành bảo hiểm phi nhân thọ. Đồng thời, kế hoạch thoái vốn tại Bảo hiểm PVI của PetroVietnam chính thức được thông qua.
 

PetroVietnam sap thoai von khoi bao hiem PVI-Hinh-3
Hội nghị Nhà Đầu tư do Bảo hiểm PVI tổ chức 

Vừa qua, Bảo hiểm PVI đã tổ chức thành công Hội nghị Nhà Đầu tư với chủ đề “Dẫn đầu thị trường, cùng kiến tạo tương lai”. Tại Hội nghị, ban lãnh đạo Bảo hiểm PVI cung cấp nhiều thông tin liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp nói riêng và ngành bảo hiểm nói chung.

Theo báo cáo thường niên về thị trường bảo hiểm Việt Nam, tỷ lệ thâm nhập thị trường của ngành hiện còn khá thấp. Trong khi dung lượng thị trường được dự báo có khả năng đạt đến 4 tỷ USD trong năm 2027.

Đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành bảo hiểm. Đồng thời, ngành cũng có thêm nhiều triển vọng được hỗ trợ bởi các yếu tố vĩ mô về khung pháp lý, tăng trưởng sức mua của hộ gia đình và sự phát triển của quá trình chuyển đổi số.

Chia sẻ tại hội nghị, ban lãnh đạo Bảo hiểm PVI cho biết, là một công ty bảo hiểm nội ngành, thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam), Bảo hiểm PVI đã tạo nên những lợi thế riêng biệt về các sản phẩm bảo hiểm kỹ thuật, công nghiệp, dầu khí, hàng không và năng lượng, ban lãnh đạo Bảo hiểm PVI cho biết.

Theo Bảo hiểm PVI, năm 2024, mảng bảo hiểm của Công ty sẽ tiếp tục duy trì xếp hạng A (xuất sắc) với triển vọng ổn định; mảng tái bảo hiểm được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế AM Best nâng hạng năng lực tín dụng dài hạn tổ chức phát hành mức bbb từ Ổn định lên Tích cực. Bên cạnh đó, A.M.Best cũng xếp hạng B++ (Tốt) với triển vọng ổn định cho năng lực tài chính của mảng tái bảo hiểm.

Bằng những thành tựu kể trên, Bảo hiểm PVI đã giữ vững vị thế số một trong ngành bảo hiểm phi nhân thọ với thị phần 15% trong 2 năm 2022 và 2023.

PetroVietnam sap thoai von khoi bao hiem PVI-Hinh-4

Diễn biến giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu PVI trong 12 tháng qua. (Nguồn: TradingView) 

Về triển vọng phát triển của công ty trong thời gian tới, Ban lãnh đạo PVI chia sẻ công ty có lợi thế trong việc gia tăng hợp tác với các đối tác lớn ở trong và ngoài nước nhờ duy trì danh mục đầu tư an toàn, thanh khoản và năng lực tái bảo hiểm vững mạnh.

Bảo hiểm PVI đang đặt mục tiêu thu về mức lợi nhuận tái bảo hiểm cao, qua đó giữ vững vị thế dẫn đầu trên thị trường ở các lĩnh vực kinh doanh thương mại và công nghiệp.

Trong quý 1/2024, Bảo hiểm PVI ghi nhận doanh thu thuần đạt 6.478 tỷ đồng, tăng tương đương 50% và lợi nhuận trước thuế đạt 446 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước.

Trao đổi với các nhà đầu tư, lãnh đạo Bảo hiểm PVI cho biết công ty đang chuẩn bị các bước cho việc chuyển sàn, đưa cổ phiếu PVI sang niêm yết trên sàn HoSE. Đồng thời, doanh nghiệp tiếp tục duy trì chính sách chi trả cổ tức cao và ổn định. Trong năm 2024, Bảo hiểm PVI đặt mục tiêu chi trả cổ tức bằng tiền mặt tối thiểu 28,5%. Công ty đã duy trì tỷ lệ cổ tức ở mức 20% đến trên 30%/năm trong các năm gần đây.

Một diễn biến khác, kế hoạch thoái vốn tại Bảo hiểm PVI của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) đã được Chính Phủ phê duyệt, dự kiến triển khai trong giai đoạn 2024 - 2025. Được biết, PetroVietnam đang nắm giữ 35% vốn tại Bảo hiểm PVI, tương đương gần 82 triệu cổ phiếu.

POW gặp khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư cho giai đoạn 2021-2025

(Vietnamdaily) - Dù lợi nhuận Q1/2024 thấp do công suất hạn chế, SSI Research vẫn giữ đánh giá tốt về cổ phiếu POW của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam. 

POW gap kho khan trong viec huy dong von dau tu cho giai doan 2021-2025
Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng tốt trong năm 2025
POW ghi nhận kết quả kinh doanh quý 1/2024 với doanh thu 6,2 nghìn tỷ đồng, giảm 15,9% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do sản lượng điện giảm 11% và giá điện nội địa giảm 11%. Lợi nhuận sau thuế (LNST) đạt 216 tỷ đồng, giảm 67% so với cùng kỳ, tuy nhiên cao hơn dự báo của SSI Research nhờ thu nhập bất thường từ nhà máy Nhơn Trạch 2.
POW gap kho khan trong viec huy dong von dau tu cho giai doan 2021-2025-Hinh-2
KQKD Q1/2024 của POW 
Thiếu khí miền Nam và khó khăn tài chính EVN khiến sản lượng điện POW quý 1 giảm mạnh, nhất là nhà máy Nhơn Trạch (-99%, -86%). Tuy nhiên, điện than tăng cao (58% cơ cấu sản lượng) bù đắp phần nào. Sản lượng thủy điện giảm do hạn chế vận hành (Hủa Na -40%, Đắk Đrình -34%), trong khi Cà Mau 1 & 2 tăng trưởng ổn định nhờ nguồn khí dồi dào.

Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 của POW đang được triển khai khẩn trương với mục tiêu vận hành thương mại Nhà máy Nhơn Trạch 3 vào ngày 15/11/2024 và Nhà máy Nhơn Trạch 4 vào ngày 15/05/2025. Tuy nhiên, dự án đang gặp một số vướng mắc về giải phóng mặt bằng, đặc biệt là khu vực xây dựng kênh xả nước làm mát.

'NHNN có thể tăng lãi suất 50 điểm cơ bản vào tháng 5 hoặc 6'

Áp lực tỷ giá vẫn rất lớn dù NHNN thực hiện nhiều biện pháp như nâng lãi suất OMO, bán ngoại tệ. MSVN cho rằng không thể để VND mất giá quá nhiều, NHNN có thể sớm tăng lãi suất điều hành để ổn định tỷ giá.

'NHNN co the tang lai suat 50 diem co ban vao thang 5 hoac 6'

Áp lực tỷ giá vẫn rất căng thẳng. Ảnh minh họa: Trọng Hiếu

Tỷ giá VND/USD đã giảm khoảng 4,5% từ đầu năm xuống mức thấp kỷ lục, là đồng tiền diễn biến kém thứ hai trong khu vực ASEAN. Mặc dù có một số lý do khác nhau bao gồm đầu cơ vàng và các diễn biến chính trị gần đây, nhưng yếu tố chủ chốt vẫn là sự chênh lệch lãi suất so với Mỹ.