Bảo hiểm xã hội giải thích mức lương hưu 100 triệu/tháng

Một tổng giám đốc doanh nghiệp có giai đoạn tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH cao nhất lên tới 249 triệu đồng, với mức lương hưu trên 100 triệu đồng.

Ngày 1/11, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết hiện nay có một trường hợp hưởng lương hưu cao nhất. Trường hợp này tham gia đóng BHXH từ năm 1992 đến năm 2015 với tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 23 năm 3 tháng, tỷ lệ hưởng lương hưu 62%.
Bao hiem xa hoi giai thich muc luong huu 100 trieu/thang
 Bảo hiểm xã hội Việt Nam khẳng định người hưởng lương hưu cao nhất hiện nay là phù hợp quy định. Ảnh minh họa.
Nguyên nhân là trường hợp này được hưởng lương hưu cao do mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội toàn bộ quá trình làm việc của người lao động đều theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định và luôn đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng ở mức lương rất cao.
Người này có 18 năm làm tổng giám đốc một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn tại Việt Nam
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, giai đoạn trước ngày 1/1/2007 (Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 có hiệu lực thi hành) do pháp luật quy định không khống chế trần tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, nên người lao động này đã được doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội trên nền tiền lương hàng tháng rất cao. Trong đó, có giai đoạn tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cao nhất lên tới 249 triệu đồng.
Mời quý độc giả xem Video: Người sống nhận lương hưu của người chết suốt 5 năm (Nguồn VTC 16):
Giai đoạn từ sau ngày 1/1/2017, do Luật Bảo hiểm xã hội có quy định khống chế mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cao nhất bằng 20 lần mức lương tối thiểu chung (nay là mức lương cơ sở), nên người lao động này đóng bảo hiểm xã hội trên nền tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội dao động thấp nhất là 9 triệu đồng và cao nhất là 23 triệu đồng.
Về tính hưởng lương hưu, theo quy định của chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, khi tính lương hưu cho những người nghỉ hưu trong năm 2015 thì tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ quy định cho từng năm đã đóng bảo hiểm xã hội (trong đó thời điểm trước năm 1995 với hệ số là 4,26; các năm từ năm 1996 trở đi theo hệ số thấp dần).
Do đó, với tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cả quá trình rất cao như trên chia bình quân cho 279 tháng đóng bảo hiểm thì người lao động có mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu là 140.837.530 đồng. Lương hưu được hưởng bằng 140.837.530 đồng nhân mức 62%, là 87.319.268 đồng/tháng.
Qua hai lần được Nhà nước quy định điều chỉnh lương hưu (năm 2016 tăng 8%, năm 2017 tăng 7,44%), đến nay, mức hưởng lương hưu của trường hợp này là 101.321.000 đồng/tháng.
Như vậy, theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trường hợp này tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội rất cao trong nhiều năm (đặc biệt là 15 năm trước ngày 1/1/2007) nên khi nghỉ hưu được hưởng lương hưu cao là đúng nguyên tắc đóng nhiều - hưởng nhiều.

Lương hưu, trợ cấp BHXH có thể tăng 7,4% từ 1/7/2017

Mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng sẽ tăng thêm 7,4 % - đây là nội dung tại dự thảo nghị định đang được lấy ý kiến. 

Luong huu, tro cap BHXH co the tang 7,4% tu 1/7/2017
 
Bộ LĐ-TB&XH đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo nghị định trình Chính phủ ban hành quy định điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc.

Người sống nhận lương hưu của người chết suốt 5 năm

Người đã khuất tới 5 – 6 năm trời, song vẫn được trả lương hưu hàng tháng. Vụ việc khó tin này vừa xảy ra tại xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. 

Video: Người sống nhận lương hưu của người chết suốt 5 năm:

Tin mới