Bảo kiếm vua Thành Thái: Khác "hàng xịn” triều Nguyễn điểm gì?

Bảo kiếm vua Thành Thái: Khác "hàng xịn” triều Nguyễn điểm gì?

Thanh bảo kiếm được cho là của vua Thành Thái vừa đấu giá tại Mỹ từ hoa văn, hột khảm... rất khác với kiếm triều Nguyễn "xịn".   

Xem toàn bộ ảnh
Ngay sau khi nhà đấu giá GWS Auctions (Hoa Kỳ) bán thành công thanh bảo kiếm của vua Thành Thái, nhiều người tỏ ra nghi ngờ về chất lượng thật cổ vật này.
Ngay sau khi nhà đấu giá GWS Auctions (Hoa Kỳ) bán thành công thanh bảo kiếm của vua Thành Thái, nhiều người tỏ ra nghi ngờ về chất lượng thật cổ vật này.
Những nghi ngờ này dựa trên các dòng chữ ghi trên thanh bảo kiếm. Theo đó, các dòng chữ Hán được khắc trên cổ vật này gồm "Vương Quyền Thành Thái", "Bảo Kiếm An Dân", "Thập nhất niên trọng xuân chi cát, công bộ phụng giám chú".
Những nghi ngờ này dựa trên các dòng chữ ghi trên thanh bảo kiếm. Theo đó, các dòng chữ Hán được khắc trên cổ vật này gồm "Vương Quyền Thành Thái", "Bảo Kiếm An Dân", "Thập nhất niên trọng xuân chi cát, công bộ phụng giám chú".
Khi đối chiếu bút tích (chữ Hán) của vua Thành Thái còn được lưu trữ với hàng chữ trên cây kiếm thấy có sự khác biệt. Cụ thể, theo các bút tích, vua Thành Thái viết từ trên xuống dưới, từ phải sang trái còn các chữ Hán trên thanh kiếm lại được viết từ trái qua phải.
Khi đối chiếu bút tích (chữ Hán) của vua Thành Thái còn được lưu trữ với hàng chữ trên cây kiếm thấy có sự khác biệt. Cụ thể, theo các bút tích, vua Thành Thái viết từ trên xuống dưới, từ phải sang trái còn các chữ Hán trên thanh kiếm lại được viết từ trái qua phải.
4 chữ "Vương quyền Thành Thái" trên thanh kiếm được cho là không chính xác vì từ khi vua Gia Long lên ngôi, các vị vua sau đó của triều Nguyễn cũng đều xưng là hoàng đế - cao hơn quốc vương.
4 chữ "Vương quyền Thành Thái" trên thanh kiếm được cho là không chính xác vì từ khi vua Gia Long lên ngôi, các vị vua sau đó của triều Nguyễn cũng đều xưng là hoàng đế - cao hơn quốc vương.
Ông Tôn Thất Minh Khôi, hậu duệ của nhà Nguyễn cho biết, các cụm từ liên quan người cai trị triều Nguyễn đều dùng các tiền tố hoàng và đế để gọi. Nếu vậy "Vương quyền Thành Thái" phải là "Hoàng quyền Thành Thái" hoặc "Đế quyền Thành Thái".
Ông Tôn Thất Minh Khôi, hậu duệ của nhà Nguyễn cho biết, các cụm từ liên quan người cai trị triều Nguyễn đều dùng các tiền tố hoàng và đế để gọi. Nếu vậy "Vương quyền Thành Thái" phải là "Hoàng quyền Thành Thái" hoặc "Đế quyền Thành Thái".
TS. Đoàn Thành Lộc, người sáng lập Nam Ngọc Hiên cho rằng dòng chữ "Thập nhất niên trọng xuân chi cát, công bộ phụng giám chú" không chỉ sai về lối viết từ trái sang phải mà sai còn về mặt ngữ nghĩa. Hoa văn trên kiếm cũng "xa lạ với hoa văn đương thời".
TS. Đoàn Thành Lộc, người sáng lập Nam Ngọc Hiên cho rằng dòng chữ "Thập nhất niên trọng xuân chi cát, công bộ phụng giám chú" không chỉ sai về lối viết từ trái sang phải mà sai còn về mặt ngữ nghĩa. Hoa văn trên kiếm cũng "xa lạ với hoa văn đương thời".
Ngoài ra, trên thanh kiếm có thêm 4 chữ "An dân Bảo kiếm" cũng khiến nhiều người nghiên cứu lịch sử nghi ngờ.
Ngoài ra, trên thanh kiếm có thêm 4 chữ "An dân Bảo kiếm" cũng khiến nhiều người nghiên cứu lịch sử nghi ngờ.
Hiện, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam (Hà Nội) trưng bày 2 thanh "An dân Bảo kiếm" của Hoàng đế Khải Định. Nếu đặt lên bàn cân thì thấy, mức độ tinh xảo trong khâu chế tác bảo kiếm được cho là của vua Thành Thái khác xa một trời một vực. (Ảnh: Kiếm của vua Khải Định).
Hiện, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam (Hà Nội) trưng bày 2 thanh "An dân Bảo kiếm" của Hoàng đế Khải Định. Nếu đặt lên bàn cân thì thấy, mức độ tinh xảo trong khâu chế tác bảo kiếm được cho là của vua Thành Thái khác xa một trời một vực. (Ảnh: Kiếm của vua Khải Định).
Nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách cho rằng, từ hoa văn, hột khảm và nhiều chi tiết khác của "bảo kiếm Thành Thái" sai so với kiếm triều Nguyễn "xịn". Hơn thế, người xưa thường không khắc những cụm chữ nghĩa lộn xộn, xấu xí như thế. (Ảnh: Kiếm của vua Khải Định).
Nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách cho rằng, từ hoa văn, hột khảm và nhiều chi tiết khác của "bảo kiếm Thành Thái" sai so với kiếm triều Nguyễn "xịn". Hơn thế, người xưa thường không khắc những cụm chữ nghĩa lộn xộn, xấu xí như thế. (Ảnh: Kiếm của vua Khải Định).
Được biết ngày 19/7 (theo giờ Việt Nam), nhà đấu giá GWS Auctions đã rao bán một thanh kiếm mà họ cho là của Hoàng đế Thành Thái, vị Hoàng đế thứ 10 của nhà Nguyễn.
Được biết ngày 19/7 (theo giờ Việt Nam), nhà đấu giá GWS Auctions đã rao bán một thanh kiếm mà họ cho là của Hoàng đế Thành Thái, vị Hoàng đế thứ 10 của nhà Nguyễn.
Theo mô tả, cây kiếm dài 81cm, nơi rộng nhất 10cm, nơi lưỡi rộng nhất 3,8cm, phần chuôi và vỏ khảm nạm nhiều hoa văn bằng "vàng", "ngọc"... Thanh kiếm thuộc quyền sở hữu của con cháu hoàng tộc nhà Nguyễn hiện sinh sống tại Mỹ, "mong muốn được giữ kín danh tính vì vẫn có người thân sống ở Việt Nam".
Theo mô tả, cây kiếm dài 81cm, nơi rộng nhất 10cm, nơi lưỡi rộng nhất 3,8cm, phần chuôi và vỏ khảm nạm nhiều hoa văn bằng "vàng", "ngọc"... Thanh kiếm thuộc quyền sở hữu của con cháu hoàng tộc nhà Nguyễn hiện sinh sống tại Mỹ, "mong muốn được giữ kín danh tính vì vẫn có người thân sống ở Việt Nam".
Hiện vật có giá khởi điểm là 5.000 USD và được mua với giá 50.000 USD. (Ảnh: vua Thành Thái).
Hiện vật có giá khởi điểm là 5.000 USD và được mua với giá 50.000 USD. (Ảnh: vua Thành Thái).
Trước thanh kiếm này, GWS Auctions từng bán đấu giá một số vật phẩm cũng được tuyên bố thuộc về nhà Nguyễn như Phật Bà Quan Âm bằng sứ tráng men ngọc bích, lư trầm phượng ấn của Từ Cung Hoàng Thái hậu. với giá lần lượt 1.500 USD và 2.100 USD. (Ảnh: Kim sách bằng vàng, niên hiệu vua Gia Long).
Trước thanh kiếm này, GWS Auctions từng bán đấu giá một số vật phẩm cũng được tuyên bố thuộc về nhà Nguyễn như Phật Bà Quan Âm bằng sứ tráng men ngọc bích, lư trầm phượng ấn của Từ Cung Hoàng Thái hậu. với giá lần lượt 1.500 USD và 2.100 USD. (Ảnh: Kim sách bằng vàng, niên hiệu vua Gia Long).
Những năm trở lại đây, dòng cổ vật thuộc vương triều Nguyễn rất được chuộng nên giá cả thường khá cao. Song tình trạng mua phải đồ mới, đồ giả lại khá phổ biến. (Ảnh: Kiếm của vua Khải Định).
Những năm trở lại đây, dòng cổ vật thuộc vương triều Nguyễn rất được chuộng nên giá cả thường khá cao. Song tình trạng mua phải đồ mới, đồ giả lại khá phổ biến. (Ảnh: Kiếm của vua Khải Định).
Mời độc giả xem video:Những điều cần lưu ý khi tổ chức đám cưới mùa dịch Covid-19. Nguồn: THDT.

GALLERY MỚI NHẤT