“Bão nhà” vì vợ ưa xét nét

Cái tính xét nét, thích quy nạp những chuyện vặt vãnh để nâng thành “quan điểm” nhiều lúc đã gây sóng gió trong cuộc hôn nhân của anh chị.

“Bão nhà” vì vợ ưa xét nét

Khi còn sống chung với bố mẹ thì chính chị là con dâu mà lại mang tính chất của bà mẹ chồng xét nét. Chị để ý thái độ của từng người trong nhà, đánh giá ông bố chồng gia trưởng, mẹ chồng là loại đàn bà nhẫn nhục và “đe” rằng “em sẽ không bao giờ phải chịu thế cả”.

Ngày giỗ, tết, các em đóng góp, quà cáp cho bố mẹ thế nào chị đều săm soi và đánh giá, nói chung không đứa nào tử tế dưới con mắt chị, kể cả những hành vi có mục đích tốt đẹp của người khác cũng chứa đựng một mưu đồ gì đấy, châm ngôn của chị là “người Hà Nội tự nhiên tốt với nhau là có vấn đề”.

Tuy nhiên, về cơ bản chị vẫn là người tốt, chăm sóc bố mẹ chồng chu đáo, quan tâm đến các em, vun vén cho chồng con, gia đình, mọi người hiểu chị thường bảo là “chị ấy miệng xà, tâm Phật”. Chỉ có anh là chồng phải chịu cái tính xét nét của chị như một sự khó chịu đeo đẳng.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Thường xuyên anh phải nghe những nhận xét không tốt của chị với anh em hoặc bạn bè anh, chẳng hạn, sau bữa cơm đãi khách tại nhà, lúc lên giường chị bảo: “Ông bạn anh thuộc loại vô văn hóa, nói năng thô tục. Còn chị vợ thì ích kỷ, chỉ chăm chăm gắp miếng ngon cho con, chẳng để ý gì đến người khác!”.

Thời trẻ, chăn gối đang nồng, “chung lưng đấu cật” xây dựng gia đình, cái thói xét nét ấy nó chỉ là “hạt sạn” khó chịu trong bát cơm ngon. Song, khi vợ chồng đã có một vị trí nhất định trong xã hội, gia đình đã trọn vẹn ở cái nghĩa “trưởng thành”, con cái đã lớn, tài sản đã có thì cái sự xét nét của chị trở thành cái gai nhức nhối trong mối quan hệ vợ chồng, con cái, đặc biệt phương hại đến việc đối ngoại, trong giao tiếp với họ hàng, làng xóm, cơ quan. Nhiều khi anh cảm thấy mất mặt với bạn bè vì cách ứng xử của chị, cái xét nét thường tình phụ nữ đã biến thành cái soi mói của bà già độc địa.

Chịu không nổi, anh chọn một thời điểm thích hợp để “nói chuyện” với vợ, đương nhiên là phê phán, là tỏ thái độ không chấp nhận,… Chị phản ứng tức thì, liệt kê một loạt các việc làm, hành động của anh mà chị cho là sai trái từ khi mới cưới đến tận bây giờ.

Khi thấy anh đã “cứng họng”, chị kết luận: “Làm chồng khó lắm, chồng phải là người độ lượng, biết tha thứ, thói nhỏ nhen, xét nét chỉ dành cho đàn bà. Từ nay, anh bỏ cái thói xét nét vợ đi nhé, gia đình có hòa thuận được hay không là do người chồng quảng đại, anh nhớ chưa!”.

Sợ hãi vì là “dâu quý” của mẹ chồng

Mẹ chồng tôi là vậy, lúc nào bà cũng coi tôi như khách trong nhà. Càng vậy tôi càng sợ hãi và cảm thấy mệt mỏi.

Sợ hãi vì là “dâu quý” của mẹ chồng

Vợ cứ có “hoa đồng tiền” là tươi

Rút kinh nghiệm những sinh nhật chị về sau, anh tặng luôn chị... tiền mặt cho ấm êm nhà cửa.

Vợ cứ có “hoa đồng tiền” là tươi

Nói ra thì anh giống như một kẻ xét nét, bần tiện nhưng thú thật, anh không tài nào “thăng hoa” được trong đêm tân hôn khi trước đó ít phút, phải ngồi đợi chị đếm đếm ghi ghi số tiền mừng cưới.

Hình ảnh ấy của chị lặp lại ngay sáng sớm hôm sau, rồi thì anh không bao giờ còn “gặp” lại số tiền ấy nữa.

“Chổi cùn rế rách” gì cũng nhận làm rể

Sốt ruột, lo lắng quá mức khiến nhiều ông bố bà mẹ có những hành động ngốc nghếch, thậm chí điên rồ để "tống quả bom nổ chậm".

“Chổi cùn rế rách” gì cũng nhận làm rể

"Chổi cùn rế rách" gì cũng nhận làm rể

Tin mới