Bao nhiêu “quái vật khét tiếng” Lancet được Nga sử dụng một tháng?
Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ vào tháng 2/2022, Nga đã sử dụng một số lượng lớn UAV tự sát lảng vảng Lancet. Tới thời điểm hiện tại, họ sử dụng tới 78 UAV/tháng và chứng tỏ hiệu quả cao của nó trong chiến đấu.
Tiến Minh (Theo Bulgarian Military)
Xem toàn bộ ảnh
Theo nền tảng phân tích quân sự LostArmor, đến cuối năm 2024, Nga dự kiến sẽ sử dụng hơn 2.800 UAV tự sát lảng vảng Lancet, với 77,7% trong số UAV phóng đi thành công. Điều này đánh dấu bước nhảy vọt đáng kể về hiệu quả chiến đấu của loại UAV này, kể từ khi nó được đưa vào sử dụng.
Trong số 2.806 lần phóng Lancet, 2.182 lần đã thành công, làm tê liệt hệ thống phòng thủ của đối phương. Trong số đó, 738 mục tiêu đã bị phá hủy hoàn toàn, trong khi 1.444 mục tiêu khác bị hư hại nghiêm trọng. Lancet đã trở nên “khét tiếng” vì độ chính xác của chúng, đặc biệt là khi nhắm vào các trận địa pháo binh, hỏa lực chủ yếu của Quân đội Ukraine.
Phần lớn các cuộc tấn công bằng Lancet, tập trung vào việc vô hiệu hóa những trận địa pháo binh, súng cối và phòng không của Ukraine, với 760 lần trúng pháo cối và 517 lần trúng các đơn vị pháo tự hành. Việc tập trung cố ý vào việc phá vỡ hỏa lực pháo binh của Ukraine, nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của UAV Lancet, trong nỗ lực giành lợi thế trên chiến trường của Nga.
Bằng cách tập trung tiêu diệt các mục tiêu quan trọng này, Moscow muốn triệt tiêu loại hỏa lực chủ yếu của Quân đội Ukraine (AFU) trên chiến trường, khiến các lực lượng chiến đấu mặt đất của họ, chỉ có thể chiến đấu bằng vũ khí bộ binh, mà không có hỏa lực chi viện.
Sự thành công ngày càng tăng của các cuộc không kích bằng Lancet của Nga làm nổi bật vai trò ngày càng cao của các loại UAV trong chiến tranh hiện đại; là nhân tố làm thay đổi cục diện của cuộc xung đột và đặt ra một thách thức mới, to lớn mà AFU phải đối phó.
Khi cuộc xung đột kéo dài, tác động của những chiếc UAV như Lancet, có thể sẽ tiếp tục định hình chiến lược của cả hai bên, khiến chúng trở thành đặc điểm trung tâm của cuộc chiến, giành quyền kiểm soát đang diễn ra.
UAV tự sát Lancet, do Nga phát triển, là một trong những loại UAV được đánh giá là hiệu quả nhất trong cuộc xung đột, được thiết kế riêng cho các cuộc tấn công chính xác. Những UAV này là một phần của một loại hệ thống vũ khí mới, thường được gọi là “tên lửa hành trình lảng vảng”, hay UAV tự sát “lang thang”.
Không giống như các UAV truyền thống, được thiết kế để giám sát hoặc trinh sát, Lancet được thiết kế để trực tiếp tấn công và tiêu diệt bằng cách đâm thẳng vào mục tiêu, mang theo đầu đạn phát nổ khi va chạm. Nó được coi là vũ khí tiêu hao, dùng một lần.
Thiết kế và cấu hình của UAV Lancet được tối ưu hóa để đạt hiệu quả trong việc nhắm mục tiêu và độ chính xác. Lancet có thiết kế tương đối nhỏ gọn, thường dài khoảng 1,5 mét với sải cánh 2,5 mét; thiết kế này đủ nhỏ để tránh bị radar phát hiện và thách thức các hệ thống phòng không đánh chặn.
Kích thước và trọng lượng của UAV Lancet, giúp nó hoạt động ở tốc độ cao và cơ động hiệu quả trong môi trường chiến đấu phức tạp, khiến nó trở thành một sát thủ trên chiến trường.
Trọng lượng chiến đấu của Lancet là khoảng 12 kg, trong đó đầu đạn chiếm trọng lượng đáng kể. Phạm vi bay tối đa của nó, tùy thuộc vào từng phiên bản, có thể lên tới 40-50 km, giúp nó tiếp cận các mục tiêu ở xa, trong khi vẫn duy trì được độ cao tương đối thấp trên không.
Một trong những thành phần quan trọng của UAV Lancet là hệ thống đẩy; Lancet được cung cấp lực đẩy bởi một động cơ điện nhỏ, hiệu suất cao, hoạt động êm ái và kéo dài thời gian bay. Ngoài ra do sử dụng động cơ điện, khiến việc phát hiện và theo dõi trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là bằng cảm biến nhiệt hoặc radar.
Tính năng này của UAV Lancet, giúp nó tăng cường khả năng tàng hình của UAV và biến nó thành vũ khí lợi hại trong các cuộc tấn công bất ngờ vào các mục tiêu có giá trị cao. Hệ thống điện tử trên Lancet rất tiên tiến, kết hợp GPS, dẫn đường quán tính và hệ thống điều khiển tự động. Các hệ thống này hoạt động song song để dẫn đường cho Lancet, bay đến mục tiêu được chỉ định với độ chính xác đáng kinh ngạc.
Hệ thống nhắm mục tiêu và dẫn đường của Lancet được thiết kế để tối đa hóa hiệu quả của UAV trong các tình huống chiến đấu. Nó sử dụng cả cảm biến quang học và hồng ngoại, giúp nó nhanh chóng xác định và khóa mục tiêu ngay cả trong điều kiện tầm nhìn kém, như trong các hoạt động chiến đấu ban đêm, khói bụi hoặc trong thời tiết xấu.
Đầu đạn trên Lancet được thiết kế để có tác động tối ưu, thường là đầu đạn nổ phá mạnh hoặc đầu đạn nổ lõm, có khả năng phá hủy cả mục tiêu mềm và cứng. Nó đủ mạnh để vô hiệu hóa hoặc phá hủy các khẩu pháo, hệ thống radar và các cơ sở hạ tầng quân sự quan trọng khác.
Phạm vi và thời gian hoạt động của Lancet rất ấn tượng, đặc biệt là khi xét đến kích thước nhỏ gọn của nó. Lancet thường được phóng từ các bệ phóng cơ động trên mặt đất, bao gồm xe tải hoặc xe kéo, mang lại khả năng di chuyển và linh hoạt khi triển khai. Ngoài ra nó cũng được phóng đi từ các bệ cố định, khiến nó phù hợp cho cả hoạt động tấn công và phòng thủ.
Khả năng tự động tấn công và tiêu diệt các mục tiêu ưu tiên cao của Lancet, mà không cần sự can thiệp trực tiếp của con người, là minh chứng cho những tiến bộ liên tục trong công nghệ quân sự và sự phụ thuộc ngày càng tăng của Quân đội Nga, vào các hệ thống vũ khí tự động trong chiến tranh tổng lực.
Tóm lại, UAV tự sát lảng vảng Lancet, là một vũ khí tấn công chính xác, hoạt động trong tầm hoạt động của pháo binh đối phương, đã làm thay đổi bản chất của các cuộc tấn công với tính bí mật, bất ngờ và mức chính xác cao. Với hệ thống điện tử tiên tiến, động cơ đẩy và đầu đạn hiệu quả, nó cung cấp cho Quân đội Nga một vũ khí hiệu quả, để phá hủy cơ sở hạ tầng quan trọng của đối phương. (Nguồn ảnh: Bulgarian Military, TASS, Sputnik, Wikipedia).